Phân biệt cân chỉnh thước lái và cân bằng động bánh xe
Không ít khách hàng bị nhầm lẫn giữa việc cân chỉnh thước lái và cân bằng động bánh xe. Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn không giống nhau. Việc cân bằng động bánh xe thực chất là hạn chế những chênh lệch về phân bổ khối lượng trong quá trình gia công chế tạo la-zăng xe. Nhờ đó mà các bánh xe có thể quay đều và không gây ra các rung lắc bất thường.
Trong khi đó, việc điều chỉnh góc đặt của bánh xe sao cho chúng giống với thông số được chỉ định bởi nhà sản xuất mới là bản chất của việc cân chỉnh thước lái hoặc cân chỉnh hệ thống treo.
Tại sao cần cân chỉnh thước lái?
Vì việc này sẽ mang đến khả năng kiểm soát chính xác và hạn chế các vấn đề phát sinh liên quan đến độ ổn định và khả năng đánh lái của xe. Đồng thời, việc cân chỉnh này còn có khả năng giảm thiểu hiện tượng mòn không đều và rách lốp, giúp sử dụng lốp được lâu hơn và và đảm bảo độ an toàn chung khi vận hành xe.
Mục đích quan trọng nhất của việc cân chỉnh thước lái chính là là tạo ra khả năng điều khiển xe chính xác, an toàn và kéo dài tuổi thọ của lốp.
Khi nào nên cân chỉnh thước lái?
Thời điểm thích hợp cho việc này là khi bạn chiếc xe của bạn bị lệch nhiều sang bên trái hoặc phải mặc dù đang đi trên một con đường thẳng, phẳng và không có gió thổi ngược chiều, hoặc lốp xe của bạn bị mòn một cách bất thường.
Cụ thể, bạn cần mang xe đi cân chỉnh thước lái trong những trường hợp sau:
• Sau khi xe gặp tai nạn hay gặp những trường hợp xấu như sụp ổ voi, ổ gà, leo lề đường cao
• Độ mòn của lốp không đều
• Vô lăng của xe không nằm ở vị trí trung tâm, hoặc khi xe di chuyển trên đường thẳng nhưng có xu hướng bị lệch sang trái hoặc phải.
• Vô lăng thường bị rung mạnh và không trả lái một cách dễ dàng sau khi vào cua hoặc rẽ hướng.
• Định kỳ 6 tháng hoặc 15.000 - 20.000 km/lần, nên mang xe đến các trung tâm dịch vụ chính hãng hoặc garage uy tín để thực hiện cân chỉnh thước lái.
Cân chỉnh thước lái mất bao lâu và chi phí cao hay thấp?
Trên thực tế, việc cân chỉnh bánh trước và bánh sau là một quá trình không quá phức tạp và thường chỉ mất khoảng 30 phút – 1 giờ. Chi phí trung bình rơi vào khoảng dưới 1 triệu cho một lần cân chỉnh, phụ thuộc vào loại xe và nơi thực hiện là xưởng dịch vụ chính hãng hay garage ngoài.
Cân chỉnh thước lái như thế nào?
Như đã đề cập ở phần trên, cân chỉnh thước lái là điều chỉnh các thông số độ chụm, góc đặt bánh xe theo đúng quy định của nhà sản xuất. Ba thông số chính cần điều chỉnh là: góc camper, góc caster và độ chụm bánh xe.
Góc camper
Đây là góc nghiêng của bánh xe (góc mà bánh xe úp vào trong hoặc ngả ra ngoài) khi nhìn từ phía trước của xe. Phần bánh xe nghiêng vào trong gọi là Camber âm (-) và phần bánh xe nghiêng ra ngoài sẽ tạo thành góc camper dương (+)
Nếu góc camper bị lệch nhiều so với yêu cầu từ nhà sản xuất thì sẽ dẫn đến tình trạng mòn không đều ở lốp trước và ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ.
Nhằm tối ưu hóa khả năng của lốp khi chạy trên đường thẳng và trong khi vào nên góc camber được điều chỉnh phù hợp với từng dòng xe khác nhau. Trong trường hợp giữa các góc camber của bánh trước có sự khác biệt lớn, xe thường sẽ bị kéo sang một bên.
Góc caster
Góc caster là góc nghiêng của trục lái khi nhìn từ bên hông xe. Khi trục lái nghiêng về phía sau thì được gọi là góc Caster Dương (+) và góc Caster âm (-). thì ngược lại. Phần lớn các dòng xe du lịch đều có trục lái nghiêng về phía người lái hay còn gọi là góc Caster Dương (+).
Góc caster có ý nghĩa quan trọng đối với độ ổn định trên đường thẳng của xe và khả năng trả lái sau khi vào cua. Khi góc caster được điều chỉnh đúng theo thông số của nhà sản xuất thì xe sẽ chạy ổn định trên đường thẳng (vô lăng nằm đúng vị trí trung tâm). Đồng thời, việc trả lái của xe khi vào cua cũng dễ dàng và trơn tru hơn.
Độ chụm bánh xe
Góc chụm bánh xe là góc mà hai bánh trước chụm vào hoặc loe ra khi nhìn từ trên cao. Khi hai bánh chụm vào sẽ tạo thành góc chụm trong (toe-in) và ngược lại là góc chụm ngoài (toe-out).
Nếu xe có vấn đề về độ chụm thì sẽ tác động đến độ êm của chiếc xe khi vận hành. Do đó, người lái xe thường khá dễ nhận biết tình trạng này. Cụ thể, tài xế nên kiểm tra tiếp các lốp trước của xe khi nhận thấy đầu xe và tay lái bị rung, không nhạy khi điều khiển.
Ngoài ra, tình trạng lốp mòn không đều, vết mòn có dạng hình răng cưa giữa các gai lốp hay thậm chí là lốp xe bị hỏng thì đều là các minh chứng phản ánh việc độ chụm bị lệch nhiều so với thông số mặc định từ nhà sản xuất. Nếu hai bánh xe chụm vào trong quá nhiều sẽ ăn mòn má ngoài lốp và ngược lại sẽ ăn mòn má trong của lốp.