Bài viết từ chuyên gia

Dịch vụ cân chỉnh thước lái của VNCTIRE SERVICE

Cân chỉnh thước lái là gì? Cân chỉnh thước lái ô tô là cách gọi phổ biến hiện nay, tên gọi chính xác theo kỹ thuật là “Cân chỉnh góc đặt bánh xe”. Đây là hạng mục đã không còn quá xa lạ với tài xế và những người am hiểu về ô tô. Việc cân chỉnh góc đặt bánh xe định kỳ mang đến rất nhiều lợi ích, giúp kéo dài tuổi thọ hệ thống lốp

CÂN CHỈNH GÓC ĐẶT BÁNH XE

Cân chỉnh thước lái (hay còn gọi chính xác là cân chỉnh góc đặt bánh xe) giúp quá trình lái xe an toàn hơn

TÁCH DỤNG CỦA CÂN CHỈNH GÓC ĐẶT BÁNH XE

Cân chỉnh góc đặt bánh xe sẽ giúp đảm bảo yếu tố an toàn cho người lái xe, đồng thời cũng giúp nâng cao tuổi thọ của lốp. Bởi nếu góc đặt bánh xe bị lệch sẽ khiến lốp mòn nhanh, ảnh hưởng đến độ êm khi vận hành.

Chính về thế, các tài xế cần chú ý thường xuyên kiểm tra định kỳ và cân chỉnh góc đặt bánh xe sao cho phù hợp nhất để đảm bảo mọi chuyến đi luôn an toàn và thoải mái.

GÓC ĐẶT BÁNH XE

ĐỘ CHỤM BÁNH XE

Là hiệu số khoảng cách giữa hai má lốp trước và hai má lốp sau được tính trên cùng một trục. Độ chụm còn có tên gọi khác là Toe. Đơn vị đo là mm. Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn và nghĩ rằng độ chụm và góc chụm là 2 khái niệm giống nhau. Đây là quan điểm hoàn toàn sai, độ chụm khác với góc chụm. Góc chụm là góc của đường tâm bánh xe với đường trục dọc của bánh xe được tính bằng độ. 

  • Khi khoảng cách giữa hai má lốp trước nhỏ hơn khoảng cách hai má lốp sau thì gọi là độ chụm dương (hay toe – in). 
  • Khi khoảng cách giữa hai má lốp trước lớn hơn khoảng cách hai má lốp sau thì gọi là độ chụm âm (hay toe – out). 
  • Khi khoảng cách này bằng nhau tức là khoảng cách giữa hay má lốp trước bằng khoảng cách hai má lốp sau (trường hợp hai bánh song song) thì lúc này độ chụm bằng 0. Khi độ chụm bị sai lệch sẽ gây ra hiện tượng hoa lốp bị mòn thành hình răng cưa. Việc điều chỉnh độ chụm giúp hướng bánh lăn khớp với hướng xe chạy, mang đến sự ổn định lái khi đi trên đường.
  • ĐỘ TRƯỢT NHANG BÁNH XE

Kiểm tra độ chụm bánh xe và cân bằng tay lái thông qua độ trượt ngang bằng cách cho xe lăn 2 bánh trước rất chậm qua 2 bàn trượt (giống như bàn cân). Nếu bánh xe lăn qua mà bàn trượt bị lắc ngang sang 2 bên nhiều lần thì có nghĩa là độ chụm bánh xe và cân bằng tay lái của bạn chưa đạt. Điều chỉnh độ trượt ngang bằng cách điều chỉnh độ chụm.

CHIỀU DÀI CƠ SƠ

Là chiều dài giữa trục trước và trục sau của bánh xe. Lưu ý: chiều dài cơ sở chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kéo lái, không ảnh hưởng đến lốp xe.

GÓC QUAY BÁNH XE

Là góc mà bánh xe quay được quanh trục xoay đứng. 

GÓC CAMBER

Góc Camber

Là góc của bánh xe tạo bởi 2 đường thẳng đi qua tâm bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.

  • Góc Camber dương (+): là phía trên bánh xe nghiêng ra ngoài, phía dưới nghiêng vào trong, gay mòn bên ngoài của lốp. 
  • Góc Camber âm (-): là phía trên bánh xe nghiêng vào trong, phía dưới hướng ra ngoài gây hiện tượng mòn bên trong lốp.
  • Góc Camber bằng 0: là góc ở vị trí mà bánh xe và mặt đường vuông góc với nhau tức bánh xe ở vị trí thẳng đứng.

Việc điều chỉnh góc Camber giúp: Giảm tải trọng, đảm bảo độ mòn đều ở cả 2 bên mặt lốp. Dồn trọng lực lên ổ bi phía trong của trục bánh. Trợ giúp đánh lái bằng cách dồn trọng lực lên mặt trong của bánh.

GÓC CASTER

Góc Caster

Là góc được tạo bởi đường thẳng qua tâm (trụ lái) trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc với mặt đường (nhìn ngang). Việc điều chỉnh góc Caster giúp xe ổn định khi chạy thẳng, trả lái nhẹ nhàng, mang đến cảm giác thoải mái cho người lái.

  • Caster dương (+): Trục quay nghiêng về phía sau. 
  • Caster âm (-): Trục quay nghiêng về phía trước.
  • Caster không (Zero): Trục quay thẳng đứng

GÓC TOE

Góc Toe hay còn gọi là độ chụm bánh xe. Đây là hiệu số khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía sau và khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía trước được xác định trên cùng một trục xe. Độ chụm bằng 0 khi hai bánh song song nhau, hiện tượng Toe-in (độ chụm dương) xảy ra khi khoảng cách giữa hai má lốp ở phía trước ngắn hơn so với khoảng cách hai má lốp ở phía sau, còn Toe-out (độ chụm âm) thì ngược lại.

Cả 2 trường hợp Toe-in và Toe-out đều gây ảnh hưởng rất lớn đế cảm giác lái và lốp xe như: Vô lăng bị rung, xe bị “nhao lái”, lốp mòn không đều thậm trí khiến lốp bị hỏng rất nhanh hay thường gọi là xe bị “ăn lốp”. Độ chụm dương (Toe-in) khiến lốp bị ăn mòn má ngoài, còn độ chụm âm (Toe-out) khiến lốp bị ăn mòn má trong.

Góc Toe

Việc mà bạn tiến hành điều chỉnh Toe chính là việc tiến hành căn chỉnh thẳng theo hướng tịnh tiến của hai bánh xe nằm trên cùng một trục hay 2 bánh song song với nhau tương đương với độ chụm bằng 0.

GÓC KINGPIN

Góc Kingpin

Là góc tạo bởi đường thẳng qua tâm trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc với mặt đường khi nhìn dọc. Góc Kingpin giúp xe ổn định khi chạy thẳng và đảm bảo tính năng trả lái.

TẠI SAO CẦN CÂN CHỈNH GÓC ĐẶT BÁNH XE

Thước lái bị mất cân chỉnh có thể ảnh hưởng đến lốp xe

  • Giúp giảm độ mòn và tăng tuổi thọ hệ thống lốp xe: Khi góc đặt bánh xe sai lệch sẽ làm lốp bị mòn bất thường, bạn phải thay lốp sớm hơn bình thường đến mấy nghìn km.
  • Giúp tiết kiệm nhiên liệu: vì khi bánh xe thẳng và song song nhau thì lực kéo luôn song song với hướng đi của xe,  giúp giảm lực cản khi xe chạy trên đường.
  • Tiết kiệm tiền và góp phần bảo vệ môi trường: hạn chế hiện tình trạng lốp mòn bất thường, giúp tài xế không phải thay lốp sớm, làm tiết kiệm chi phí, giảm lượng lốp cũ lốp thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Cân chỉnh góc đặt bánh xe giúp cải thiện khả năng điều khiển tốt hơn, lái chính xác, lực bám và lực kéo đồng nhất
  • An toàn hơn khi lái xe: bởi khi các góc đặt bánh xe bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lái và hệ thống treo, giảm tuổi thọ xe, xe chạy không ổn định và chính xác đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp.
  • Mang đến cảm giác lái thoải mái, tự tin: xe không còn hiện tượng rung giật vì chuyển động của các bánh song song và đồng bộ với nhau.

KHI NÀO CẦN CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI

Có nhiều dấu hiệu nhận biết xê hộp cần cân chỉnh thước lái

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết được khi nào thì cần cân chỉnh góc đặt bánh xe. Nếu bạn phát hiện ra một hay nhiều các dấu hiệu này thì bạn nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được sửa chữa kịp thời.

  • Sau khi xe trải qua chấn động lớn (leo lề đường cao, sụp ổ voi, ổ gà…).
  • Sau khi xe gặp tai nạn hoặc đâm đụng mạnh.
  • Sau khi thay thế phụ tùng ở gầm xe, hệ thống treo. 
  • Sau khi thay lốp ô tô mới
  • Khi xe di chuyển trên đường thẳng, phẳng nhưng lại có xu hướng lệch trái hoặc phải. Điều này gây mệt mỏi cho người lái và ảnh hưởng đến độ an toàn khi tham gia giao thông.
  • Khi bạn vào cua hoặc rẽ hướng, tay lái không trả về dễ dàng hoặc khó cân bằng lại.
  • Khi bạn phát hiện lốp xe có hiện tượng mòn không đều.
  • Vô lăng bị lệch.
  • Ngoài ra các tài xế cần chú ý cân chỉnh góc đặt bánh xe định kỳ 6 tháng/lần hoặc định kỳ 15.000-20.000km/lần.

LỢI ÍCH CỦA CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI

Cân chỉnh thước lái (cân chỉnh góc đặt bánh xe) đem lại cho bạn nhiều lợi ích, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn khi lái xe trên đường. Cụ thể căn chỉnh thước lái ô tô định kỳ sẽ giúp bạn: 

  • Ngăn ngừa xe bị nhao lái, xỉa lái 
  • Ngăn ngừa vô lăng bị lệch 
  • Ngăn ngừa lốp xe mòn không đều 
  • Tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ của lốp xe. 
  • Giúp kiểm soát và đánh lái xe dễ dàng hơn 
  • Tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí
  • An toàn hơn 
  • Thoải mái hơn cho người ngồi trên xe, không bị rung giật.

Nên cân chỉnh thước lái định kỳ 6 tháng/ lần

CÁCH CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI

Tùy vào tình trạng thực tế của từng xe sẽ có phương pháp hay cách cân chỉnh thước lái khác nhau, do đó khi cần cân chỉnh góc đặt bánh xe các bác tài nên đến các trung tâm uy tín để có thể được kiểm tra và khắc phục tốt nhất.

Cân chỉnh thước lái (cân chỉnh góc đặt bánh xe) bằng máy FWA 9000 của BOSCH hiện đại nhất

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của các bác tài, các trung tâm dịch vụ lốp ô tô đều cung cấp dịch vụ cân chỉnh góc đặt bánh xe. Sự khác biệt chủ yếu là trung tâm đó sử dụng thiết bị máy móc nào (của BOSCH hay Hunter..) và chất lượng tay nghề kỹ thuật như thế nào, từ đó mỗi nơi sẽ có giá thành khác nhau.

CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI UY TÍN Ở HÀ NỘI

Trên thị trường hiện nay, VNCTIRE SERVICE tự hào là đơn vị được nhiều tài xế tin tưởng và lựa chọn khi cần cân chỉnh góc đặt bánh xe. Đến với VNCTIRE SERVICE, bạn không chỉ được phục vụ bởi đội ngũ kỹ thuật viên đầy kinh nghiệm, được đào tạo bài bản cùng các công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất.

Dịch vụ cân chỉnh thuớc lái tại VNCTIRE SERVICE

Đặc biệt hiện nay, tại VNCTIRE SERVICE đang sở hữu những chiếc máy căn chỉnh góc đặt bánh xe hiện đại trên thế giới 

Bài viết liên quan

Nên cân chỉnh thước lái và cân bằng động lại lốp xe oto, có cần thiết phải làm không ạ..

Lưu ý cho tài xế khi căn chỉnh thước lái

Cân chỉnh thước lái là gì? Vì sao và khi nào cần cân chỉnh thước lái ô tô?

Dành cho lái mới: Bao giờ thì nên cân chỉnh thước lái ô tô?

Những dòng xe ô tô gặp lỗi thước lái có thể gây tai nạn

Có cần thiết cân bằng động bánh xe và cân chỉnh thước lái?

Phương pháp cân chỉnh độ chụm bánh xe - quy trình cân chỉnh thước lái ô tô chuẩn

Lý do và thời điểm cần cân chỉnh thước lái ô tô?

Tất tần tật mọi điều cần biết về cân chỉnh thước lái ô tô

Tại sao phải chỉnh thước lái (độ chụm bánh xe)?

Sửa chữa phục hồi thước lái xe ở đâu là tốt nhất

THƯỚC LÁI Ô TÔ LÀ GÌ? CẤU TẠO THƯỚC LÁI Ô TÔ VÀ CÁCH CÂN CHỈNH

Lưu ý cho tài xế khi căn chỉnh thước lái

Hướng dẫn căn chỉnh độ chụm bánh xe ô tô thủ công


Hotline Zalo
Loading...
×