Hỏi và đáp với chuyên gia

Vô lăng ô tô đánh lái nặng là do đâu?

Vô lăng ô tô đánh lái nặng là do đâu?

Hiền

Hiện tượng vô lăng ô tô nặng có nhiều nguyên nhân nếu tài xế không tìm hiểu và xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trong quá trình sử dụng ô tô, vô lăng là một trong những bộ phận luôn tiếp xúc nhiều nhất, gắn liền với người dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm thấy tay lái có hiện tượng nặng, sượng hoặc trả lái chậm.

Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp nhất khiến vô lăng bị nặng:

1. Áp suất lốp
Áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng bị nặng, đặc biệt là lốp bị "non" hơi. Tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất. Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc không đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.

2. Thước lái kém hiệu quả
Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, các bộ phận này có thể bị mòn, đơn giản là do hoạt động lái xe hàng ngày. Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái.


Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U
Sau đó, vô lăng dần dần sẽ lấy lại được cảm giác mượt mà, điều này là vì khi động cơ khởi động, thước lái sẽ được bôi trơn tốt hơn. Bạn có thể tiếp tục lái xe trong tình trạng này, nhưng để lâu sẽ làm hỏng thước lái.

3. Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến tay lái khó đánh lái là dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Vấn đề này gây nên thiếu công suất dẫn động.

4. Dầu trợ lực bị thiếu hoặc rò rỉ
Dầu lái bị thiếu hoặc rò rỉ là nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng khó bị khó xoay. Điều này sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máy bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.


Dầu lái bị thiếu hoặc rò rỉ là nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng khó bị khó xoay
5. Bơm trợ lực
Cùng với chất lỏng, bơm trợ lực có vai trò chính để tạo ra đủ lượng áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì sẽ rất khó để bẻ lái. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Nếu bơm trợ lực bị hỏng có khiến vô lăng dừng hoàn toàn.

6. Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Giống như tất cả các loại chất lỏng khác trên xe, dầu trợ lực lái cũng tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn theo thời gian. Khi nó trở nên quá dày, hoặc bám nhiều bụi bẩn cũng sẽ không thể bôi trơn được trục lái.

Trả lời bởi Lopviet.vn

Bài viết liên quan

5 ĐIỀU TUYỆT ĐỐI KHÔNG QUÊN KHI MUA LỐP Ô TÔ CŨ

ĐÁNH GIÁ LỐP TURANZA T005A MỚI SAU KHI SỬ DỤNG HƠN 200 KM

BA YẾU TỐ QUAN TRỌNG GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ LỐP XE

10 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TỪ LỐP ÔTÔ CŨ

9 MẸO ĐƠN GIẢN KÉO DÀI TUỔI THỌ CHO "XẾ CƯNG"

Nâng tuổi thọ lốp xe ôtô bằng khí Nitơ có thể không ?

Toyota Fortuner 2021 nâng cấp mới tăng giá nhẹ

Lốp xe và thời trang - Sự hòa hợp tuyệt vời

Tìm hiểu về tuổi thọ của các loại lốp xe ô tô mới nhất hiện nay

Kinh nghiệm chọn mua chiếc xe ô tô đầu tiên cho những người trẻ tuổi

Phân loại động cơ tăng áp - sự khác nhau Biturbo và Twin turbo


Hotline Zalo
Loading...
×