Bài viết từ chuyên gia

Cố lái xe với lốp xẹp lép, hậu quả ra sao?

Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo nên chạy xe với lốp bơm đủ tiêu chuẩn. Vậy khi cố tình chạy với một chiếc lốp xẹp lép thì sao?

Trải qua lịch sử hơn 100 năm đến nay, lốp cao su đã gắn liền với đặc điểm phải được bơm đầy không khí để hoạt động tốt và vận hành êm ái. Thậm chí trên các dòng xe ô tô, thông tin về áp suất của lốp thường xuất hiện trong hướng dẫn sử dụng xe hoặc trên miếng decal dán vào cửa/bệ cửa xe. Điều này mang ý nghĩa là không bao giờ được bơm ít hoặc quá mức tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã khuyến nghị.

Vậy nếu cố tình dùng lốp xe với áp suất không khí bên trong dưới giới hạn hoặc thậm chí xẹp lép (tương tự tình huống thủng lốp, xăm) thì điều gì sẽ xảy ra?

Trong video, một chiếc Maruti Suzuki Esteem được sử dụng để minh họa thiệt hại như thế nào nếu lái xe với một bánh bị thủng. Nhóm thí nghiệm đã tháo hơi lốp trước bên trái của chiếc Esteem. Chiếc xe sau đó được lái vòng quanh các con đường, và những người bên trong xe mô tả lại những trải nghiệm mà họ đang được trực tiếp cảm nhận.

Chiếc xe giá rẻ Maruti Suzuki Esteem đời cũ được đưa làm thử nghiệm

Không quá lâu, chất lượng giảm xóc của chiếc xe trở nên khá khắc nghiệt và cabin bị lấp đầy bởi những tiếng động kỳ lạ phát ra từ bánh xe bị thủng. Phản hồi tay lái cũng khá thô và có xu hướng nghiêng về phía lốp bị thủng. 

Đến cuối video, chiếc Maruti Suzuki Esteem được dừng lại để kiểm tra tình trạng của lốp xe. Đúng như dự đoán, nó ở trong tình trạng rách nát và hoàn toàn không thể sử dụng được. Mặc dù điều này trên thực tế sẽ không xảy ra thường xuyên, nhưng thí nghiệm này cho thấy những gì có thể xảy ra với lốp xe nếu bạn cố tình đi thêm một đoạn dù cho ngắn vài trăm mét. Việc lái chiếc lốp rách nát cũng dễ dẫn đến nguy cơ hỏng cả bộ vành, thay thế đắt tiền hơn cả lốp xe.

Kết thúc thử nghiệm, lốp bên phụ rách te tua

Ngay cả khi lốp không bị thủng nhưng nếu lái xe dưới giới hạn áp suất không khí được khuyến nghị, bạn cũng có nguy cơ bị nổ lốp hoàn toàn. Nguyên nhân là do khi lốp xe chạy ở áp suất không khí thấp hơn, các vỏ bên của lốp bị căng không cần thiết khiến chúng bị yếu đi, giảm tuổi thọ.

Thực tế hiện nay trên một số dòng xe cao cấp sử dụng loại lốp runflat, ra đời từ năm 1994 nhằm khắc phục tình trạng xe không thể tiếp tục di chuyển do bị thủng lốp. Lốp dạng này có thành lốp được chế tạo từ loại cao su cứng và bền, khi gặp sự cố có thể tạm thời gánh vác trọng lượng của toàn bộ chiếc xe dù áp suất lốp xuống đến mức thấp. Nó cho phép tài xế lái thêm quãng đường ít nhất tới 80 km để tìm nơi sửa chữa. Tuy nhiên loại lốp này thường đắt hơn lốp thường từ 30 đến 40% và giảm sự thoải mái cho người ngồi trong xe.

Bài viết liên quan

Lốp ôtô được tạo ra như thế nào từ cao su?

Lốp xe ô tô đi bao nhiêu km thì thay?

Lốp xe ô tô nào êm ái giảm độ ồn hiệu quả? Top 7 loại lốp chống ồn tốt nhất

Lốp xe ô tô Maxxis của nước nào? có tốt không?

Lốp xe ô tô Yokohama có tốt không? của nước nào?

Lốp xe ô tô Kumho của nước nào? có tốt không? được sản xuất ở đâu?

Lốp xe ô tô Goodyear của nước nào? có tốt không?

Lốp xe ô tô đi bao nhiêu km thì thay? đi được tối đa bao nhiêu km?

Lốp xe ô tô bơm bao nhiêu kg là đủ? bao nhiêu PSI?

Lốp mòn không đều - mối nguy tiềm ẩn cho tài xế

Lốp xe in 3D đầu tiên của Michelin

Lốp xe - những điều không phải ai cũng biết

Lốp khí động học - đột phá mới ngành chế tạo lốp

Lốp xe nào tiết kiệm nhiên liệu nhất?


Hotline Zalo
Loading...
×