Bài viết từ chuyên gia

Vị trí ngồi trên xe ô tô nào an toàn và nguy hiểm nhất?

Vị trí ngồi trên xe ô tô nào an toàn và nguy hiểm nhất?


Xe ô tô 5 chỗ

Vị trí ngồi nguy hiểm trên ô tô 5 chỗ là vị trí ngồi cạnh người lái. Bởi khi xe xảy ra va chạm trực diện, theo phản xạ tự nhiên, người lái thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ cho bản thân. Do đó, ghế phụ bên cạnh sẽ là vị trí chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Mặt khác, khi xe va chạm trực diện, người ngồi ở hàng ghế trước phải chịu lực quán tính lớn nên dễ bị đập đầu và ngực vào bảng taplo nếu dây an toàn và túi khí hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn nếu kính chắn gió phía trước bị vỡ.

Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở giữa và sau lưng ghế lái. Bởi nếu va chạm trực diện, hàng ghế phía sau sẽ chịu lực tác động ít hơn. Do phản xả tự nhiên của người lái là đánh lái theo hướng bảo vệ cho bản thân nên người ngồi phía sau tài xế cũng sẽ an toàn hơn.

Xe ô tô 7 chỗ

Tương tự xe 5 chỗ, vị trí ngồi nguy hiểm trên ô tô 7 chỗ cũng là ghế phụ phía trước. Ngoài ra xe 7 chỗ còn có vị trí nguy hiểm khác đó là hàng ghế cuối. Hầu hết xe 7 chỗ hiện nay ở dạng crossover, SUV hay MPV. Hàng ghế cuối thông với cửa cốp sau và nằm khá gần với cửa cốp sau, không có vách ngăn. Nên nếu xe bị đâm từ phía sau thì hàng ghế cuối sẽ chịu tác động lớn nhất.

Một trường hợp khác, nếu đi nhanh, phanh gấp, va chạm mạnh, xe 7 chỗ dễ xảy ra hiện tượng “văng đuôi”. Và khi bị “văng đuôi”, hàng ghế cuối rất nguy hiểm bởi chịu quán tính lớn. Trong khi người ngồi hàng cuối xe 7 chỗ thường ít khi thắt dây an toàn. Do đó, hậu quả có thể tăng lên gấp bội.

Tương tự xe 5 chỗ, vị trí ngồi trên xe ô tô 7 chỗ an toàn nhất là hàng ghế thứ hai, nhất là vị trí ở giữa và sau lưng ghế lái.

Xe ô tô 9 – 16 chỗ

Với dòng xe 9 – 16 chỗ, vị trí ngồi phía trước cạnh ghế lái được xem là nguy hiểm nhất. Bởi khi xảy ra va chạm, lực quán tính mạnh sẽ khiến người ngồi ở vị trí này dễ bị va đập mạnh. Còn những hàng ghế phía sau sẽ ít chịu tác động hơn. Đặc biệt là nếu có ghế ngồi ngược lại với hướng di chuyển thì đây là vị trí an toàn nhất. Bởi nếu xe phanh gấp, người ngồi ở những vị trí này sẽ ít bị ảnh hưởng nhiều bởi lực quán tính.

Nếu xe bị đâm từ hai bên, vị trí ngồi ở cạnh cửa hay cửa sổ là nguy hiểm nhất. Nếu xe bị đâm từ dưới, vị trí hàng ghế cuối cùng là nguy hiểm nhất. Do đó, các vị trí ngồi giữa sẽ là an toàn nhất.

Xe khách, xe buýt

Với xe khách, xe buýt lớn, vị trí nguy hiểm nhất là hàng ghế chạy dọc cửa sổ bên phía ghế bác tài. Bởi khả năng va chạm với xe chạy ngược chiều sẽ cao hơn xe chạy cùng chiều. Khi xe khách va chạm với xe ngược chiều, hàng ghế sau chạy dọc phía sau ghế tài dễ bị tác động lớn nhất. Ngoài ra khi xe xảy ra va chạm, kính từ các cửa sổ có thể bị vỡ, làm người ngồi bị thương.

Vị trí ngồi an toàn nhất là các ghế ở khu vực giữa. Lý tưởng nhất nên chọn các ghế quay mặt ngược lại với hướng di chuyển (nếu có). Vì sẽ ít chịu tác động bởi lực đẩy quán tính nếu xe phanh gấp hay xảy ra va chạm.

Trẻ em đi ô tô ngồi nên ngồi chỗ nào?


Theo một nghiên cứu của đại học Buffalo (Mỹ), hàng ghế sau xe ô tô có độ an toàn lớn hơn hàng ghế trước lên đến 59 – 86%. Ở hàng ghế sau, vị trí an toàn nhất chính là ở giữa với độ an toàn cao hơn 25% so với hai ghế sát cửa sổ.

Ví trí giữa hàng sau là an toàn nhất chủ yếu vì nó cách xa những ngoại lực tác động khi xe xảy ra va chạm. Nếu xe bị đâm trực diện, hàng ghế trước sẽ bị tổn hại nhiều nhất. Nếu xe bị đâm ngang hông thì ghế sát cửa sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

Như vậy có thể thấy, vị trí chính giữa của hàng ghế sau là vị trí an toàn nhất trên ô tô. Trong khi đó, ghế trước cạnh ghế lái lại là vị trí nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, vị trí ở giữa hàng ghế sau lại thường không được nhiều người yêu thích. Lý do là nó khá hẹp, lưng ghế cứng không êm ái và thoải mái như hai ghế bên.

Cục An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP) đã đưa ra khuyến cáo rằng nên cho trẻ em dưới 13 tuổi ngồi ở vị trí chính giữa hàng ghế sau. Với những trẻ dưới 9 tuổi cần sử dụng ghế trẻ em ô tô. Loại ghế này sẽ giúp trẻ ngồi đúng tư thế, bảo vệ trẻ, hạn chế tối đa tổn thương nếu xe bị va chạm. Với những trẻ trên 9 tuổi hay cả người lớn dù ngồi ghế giữa cũng phải thắt dây an toàn. Nếu không thì độ an toàn của vị trí này cũng phát huy tối đa.

Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an cũng từng có đề xuất luật cấm trẻ em ngồi ghế trước ô tô. Cụ thể quy định trẻ em dưới 12 tuổi (hoặc trẻ có chiều cao dưới 1,35m) không ngồi ghế phía trước. Ngoài ra, trẻ em dưới 4 tuổi phải dùng ghế trẻ em ô tô chuyên dụng.

Vì sao trẻ em nên ngồi quay mặt khi đi xe?


Theo thông tin thống kê năm 2008 tại Mỹ, nếu trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi mà ngồi ô tô hướng mặt về phía trước thì khi xe bị va chạm, tỷ lệ bị thương nặng hay tử vong lên đến 75%. Nếu trẻ ngồi ghế quay lưng hướng mặt về phía sau thì có thể nâng cao độ an toàn gấp 5 lần.

Nguyên nhân là do trẻ em có phần đầu nặng và cổ yếu. Nếu ngồi quay mặt về phía trước, khi xe bị va chạm, phần thân trẻ được đai an toàn giữ lại nhưng phần đầu vẫn theo lực quán tính lao mạnh về trước. Điều này có thể làm cổ bị gãy, cột sống bị chấn thương nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia về an toàn giao thông luôn khuyến cáo nên cho trẻ em ngồi ô tô quay mặt về phía sau cho đến khi trẻ được 5 tuổi hoặc ít tối thiểu là 2 tuổi.

Bài viết liên quan

TRÁNH TUYỆT ĐỐI ĐỂ ÁP SUẤT LỐP Ô TÔ BỊ QUÁ THẤP

NHỮNG MẸO GIÚP LÁI XE TĂNG TUỔI THỌ VÀ TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU

BA YẾU TỐ QUAN TRỌNG GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ LỐP XE

10 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TỪ LỐP ÔTÔ CŨ

9 MẸO ĐƠN GIẢN KÉO DÀI TUỔI THỌ CHO "XẾ CƯNG"

Nâng tuổi thọ lốp xe ôtô bằng khí Nitơ có thể không ?

Bí quyết 'vàng' kéo dài tuổi thọ lốp ô tô

Lốp xe và thời trang - Sự hòa hợp tuyệt vời

Tìm hiểu về tuổi thọ của các loại lốp xe ô tô mới nhất hiện nay


Hotline Zalo
Loading...
×