Giải pháp:
Bơm thêm khí vào lốp xe ô tô cho đến khi đạt đến mức áp suất phù hợp (psi: được đo bằng đồng hồ đo áp suất lốp).
Để biết mức áp suất lốp phù hợp, hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng xe hoặc tìm chỉ số psi theo khuyến nghị được ghi trên thẻ thông tin dán ở cửa xe.
Dấu hiệu: Mòn ở giữa và mòn quá mức
Chẩn đoán: Lốp quá căng
- Phần giữa của lốp chịu hầu hết tải trọng và mòn nhanh hơn so với các mép bên ngoài.
- Để tránh điều này, luôn kiểm tra lốp xe khi lốp mát, trước khi lái xe hoặc tối thiểu ba giờ sau khi lái xe.
Giải pháp:
Tháo bớt khí trong lốp xe và đo lại bằng đồng hồ đo áp suất lốp cho đến khi áp suất lốp phù hợp với psi theo khuyến nghị của nhà sản xuất xe.
Để biết mức áp suất lốp phù hợp, hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng xe hoặc tìm chỉ số psi theo khuyến nghị được ghi trên thẻ thông tin dán ở cửa xe.
Dấu hiệu: Mòn không đều
Chẩn đoán 1: Cân chỉnh thước lái kém
Khi bị mòn không đều ở lốp phía trước hoặc phía sau, bạn cần phải cân chỉnh lại thước lái.
Giải pháp:
Hiện nay, rất nhiều chiếc xe được trang bị hệ thống treo phía sau và có thể cân chỉnh được. Trong trường hợp này, xe cũng có thể cần cân chỉnh thước lái hoặc cân chỉnh bốn bánh, tùy thuộc vào các dấu hiệu bạn đang gặp phải. Hãy đến đại lý lốp xe để kiểm tra.
Chẩn đoán 2: Các vấn đề do lốp quá căng
- Phần giữa của lốp chịu hầu hết tải trọng và mòn nhanh hơn so với các mép bên ngoài.
- Để tránh điều này, luôn kiểm tra lốp xe khi lốp mát, trước khi lái xe hoặc tối thiểu ba giờ sau khi lái xe.
Giải pháp:
Tháo bớt khí trong lốp xe và đo bằng đồng hồ đo áp suất lốp cho đến khi áp suất lốp phù hợp với psi theo khuyến nghị của nhà sản xuất xe.
Dấu hiệu: Lốp bị mòn hình vỏ xò
Chẩn đoán 1: Cân chỉnh thước lái kém
Khi lốp phía trước hoặc phía sau bị mòn không đều, bạn cần phải cân chỉnh lại thước lái.
Giải pháp:
Hiện nay, rất nhiều chiếc xe được trang bị hệ thống treo phía sau và có thể cân chỉnh được. Trong trường hợp này, xe cũng có thể cần cân chỉnh thước lái hoặc cân chỉnh bốn bánh, tùy thuộc vào các dấu hiệu bạn đang gặp phải. Hãy đến đại lý lốp xe để kiểm tra.
Dấu hiệu: Lốp bị mòn hình răng cưa hoặc hình lông chim ở mép lốp
Chẩn đoán: Cân chỉnh thước lái không chuẩn
Nếu chiếc xe có cân chỉnh thước lái không chuẩn, các mép của gai lốp sẽ xuất hiện vết mòn hình răng cưa hoặc hình lông chim. Đó là do việc lốp bị cọ xát với mặt đường không đều và không ổn định.
Giải pháp:
Xe của bạn có thể cần phải cân chỉnh lại độ chụm âm hoặc độ chụm dương. Hãy đến gặp chuyên gia về lốp để kiểm tra.
Dấu hiệu: Lốp bị hư hại
Chẩn đoán: Hư hại lốp cần phải được sửa chữa
- Hầu hết các lỗ thủng do đinh đâm hoặc vết cắt lên đến 6mm và nằm trong gai lốp đều có thể sửa chữa được bởi một chuyên gia về lốp bằng cách sử dụng các quy trình chuyên môn đã được phê duyệt.
- Việc vá lốp tạm thời ngay trên bánh xe không đáng tin cậy và nguy hiểm vì sau khi lốp bị thủng, phần bên trong lốp xe bắt buộc phải được kiểm tra.
Giải pháp:
- Việc sửa chữa đúng cách loại lốp bố hướng tâm (là loại lốp thông dụng) bao gồm việc đặt miếng vá cao su lên mặt lớp lót bên trong của lốp và trám cao su vào lỗ.
- Đừng cố gắng sửa lốp xe có lỗ thủng ở gai lốp lớn hơn 6mm hoặc bất kỳ lỗ thủng nào trên hông lốp. Ngoài ra, không được sửa lốp xe đã bị mòn quá 1,6 mm chiều sâu gai lốp.
- Thay lốp xe bị hư hại bằng lốp dự phòng - nhưng trước đó, hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra thông tin trên hông lốp dự phòng về mức áp suất lốp phù hợp, giới hạn tốc độ và giới hạn quãng đường được phép đi. Sau đó, hãy mang xe của bạn đến một chuyên gia để lốp được được kiểm tra kỹ lưỡng.
Dấu hiệu: Lốp bị mòn hình vạch ngang trên gai lốp
Chẩn đoán: Lốp bị mòn tới hạn và bắt buộc phải thay thế
- Tất cả lốp xe đều có vạch chỉ thị độ mòn gai lốp ở mức 1,6 mm chiều sâu gai lốp còn lại.
- Khi lốp bị mòn đến mức 1,6 mm chiều sau gai lốp hoặc khi bạn có thể nhìn thấy các vạch chỉ thị độ mòn gai lốp trên bất kỳ phần nào của lốp, lốp xe đã bị mòn tới hạn và cần phải được thay thế.
Giải pháp:
Hãy mang xe đến chuyên gia để kiểm tra lốp bằng cách đo phần gai lốp còn lại bằng dụng cụ độ sâu gai lốp.