Bài viết từ chuyên gia

CHIA SẺ KINH NGHIỆM MUA BƠM DỰ PHÒNG CHO XE OTO

Với những người tài xế lâu năm và dày kinh nghiệm. Trên xe của họ bao giờ cũng có những thiết bị hoặc dụng cụ cấp cứu xe lúc cần thiết . Bơm dự phòng cũng là một trong số đó . Vậy câu hỏi đặt ra cho các bạn là bơm dự phòng có thật sự cần thiết cho con cưng của bạn khi giờ đây các dịch vụ cứu hộ đã phát triển rất nhiều và chỉ cần một cú điện thoại sẽ có người đến cứu hộ cho bạn ngay.

Để giải đáp câu hỏi trên thì đội ngũ tư vấn của VNC TIRE sẽ chỉ ra cho bạn tại sao bạn nên trang bị ngay cho mình 1 chiếc bơm dự phòng trên ô tô.

KINH NGHIỆM VỀ BƠM DỰ PHÒNG CHO Ô TÔ

Những trường hợp non hơi: lốp có thể bị xuống hơi do hở van lốp, phần cao su quanh chân van bị dão sau một thời gian sử dụng. Hiện tượng này không phải là hiếm gặp, nhất là với những chiếc lốp xe đã sử dụng lâu ngày đến hạn phải thay mới. Hoặc là do khe hở giữa các mâm xe và lốp xe cũng dẫn đến việc xuống hơi từ từ mà nhiều khi người lái xe không kiểm tra thường xuyên và vệ sinh vành xe thường xuyên . Xe đã lâu không sử dụng cũng có khả năng làm cho lốp mất áp suất dẫn đến non hơi

Những trường hợp xảy ra xịt lốp ở nơi vắng người: đi trên đường, xế yêu của bạn có thể bất ngờ cán phải đinh nhọn, kính vỡ, đá mảnh,… dẫn tới lốp xe bị xì hơi. Nếu như bạn đang ở cao tốc hay một cung đường vắng vẻ nào đó giữa đêm khuya, thật khó để có thể tìm thấy được một cửa hàng sửa lốp , chiếc bơm dự phòng là vật dụng có thể cứu cánh cho bạn

Nhưng trường hợp xe bạn không hề được trang bị lốp dự phòng : Với mẫu xe đời mới cho việc loại bỏ lốp dự phòng để tăng cường thể tích chứa đồ cũng như loại bỏ 1 được phần khối lượng giúp chiếc xe nhẹ nhàng hơn là một ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất ô tô . Các nhà sản xuất thường trang bị cho xe bộ cứu hộ cần thiết như bơm dự phòng , keo vá lốp xe.

BƠM DỰ PHÒNG SẼ GIÚP BẠN MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU

Thứ nhất, thay lốp dự phòng không phải là việc nhẹ nhàng hay dễ dàng, nhất là đối với chị em phụ nữ.

Thứ hai, không phải lúc nào anh em cũng có thể Bắt tay vào thay lốp dự phòng vì đường có thể hẹp, do trời tối, hoặc giữa trưa nắng chói chang,…

Bơm dự phòng có thể giúp bạn đi thêm được một đoạn đường để tìm gara sửa xe, hoặc thậm chí đi công việc thêm được vài ngày nếu như tình trạng lốp xe bị xuống hơi chậm.

Nếu như trang bị thêm cảm biến áp suất lốp để phát hiện ra sự chênh lệch hơi giữa các lốp, bạn có thể chủ động bơm hơi cho lốp Xe nếu bị non hơi bất kỳ lúc nào mà không mất thời gian di chuyển đến gara chỉ để bơm hơi. Nếu bạn không đủ tinh ý để cảm nhận được một trong những chiếc lốp của mình đang bị non hơi (mà thường là sẽ rất khó nhận ra nếu ko nhờ vào cảm biến áp suất lốp), thì việc mà bạn tiếp tục di chuyển sẽ khiến những lốp xe còn lại nhanh mòn hơn. Dĩ nhiên điều đó kéo theo một số hệ quả là bạn sẽ sớm phải thay lốp hơn, tốn nhiều chi phí hơn.

Như vậy thì việc mà bạn sở hữu một bơm dự phòng đặc biệt quan trọng và hữu dụng trong mọi trường hợp, lái xe càng lâu năm sẽ càng cảm nhận được hiệu quả của nó.

SỬ DỤNG BƠM DỰ PHÒNG NHƯ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH :

Thường thì bạn bơm dự phòng cho ô tô được chia 2 loại bơm cơ và bơm điện tử.

Trong đó bơm điện là loại này thường được lái xe ưu tiên và lựa chọn nhất . Nhưng có thể các bạn chưa biết bơm điện còn được chia bơm 1 xi lanh và 2 xi lanh

Bơm 1 xi lanh thì thường ưu điểm nhỏ gọn , sử dụng nguồn điện cắm tẩu 12v thường được sử dụng cho các dòng xe cỡ nhỏ như sedan, hatback, Cuv.

Bơm 2 xi lanh sử dụng cho dòng pick up hoặc dòng Suv cỡ lớn sử dụng lốp bản to cần nhiều thể tích khí hơn , nhưng nhược điểm bơm 2 xi lanh thường to và nặng nề khó thể cất gọn cũng như muốn sử dụng ổn định thường lấy nguồn trực tiếp từ ắc quy

Bơm dự phòng thường sẽ có công suất không được lớn nên việc bơm lốp lâu hơn so với bơm xe chuyên dụng , kèm theo đó việc bơm lốp liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt dễ gây hư hỏng cho bơm dự phòng . Để đảm bảo cho việc bơm lốp hoạt động ổn định các bạn nên bơm tối đa 10-15 phút rồi ngắt để bơm dự phòng không làm việc qua tải.

Bơm lốp dự phòng Thường có chức năng tự động ngắt đều có chứ năng cài đặt áp suất tự ngắt , các tài xế nên lưu ý đặt mức áp suất lớn hơn mức áp suất dự kiến 0,1 - 0,3 đơn vị vì lý do khi tháo bơm dự phòng thường sẽ gây thất thoát 1 phần hơi do quá trình lắp đặt.

VẬY CHỌN BƠM DỰ PHÒNG LOẠI NÀO TỐT?

Lựa chọn bơm dư phòng dựa theo công năng, tiện ích sử dụng, giá thành và loại xe bạn đang đi. Bridgestone sẽ gợi ý cho bạn 2 lựa chọn bơm dự phòng tốt nhất được chúng tôi phân phối ra thị trường

Bơm Mini Steelmate P05 tự ngắt với ưu điểm như sau: nhỏ gọn với trọng lượng chỉ tầm khoảng 800g giúp cho bác tài dễ dàng cất gọn ở cốp xe mà không tốn quá nhiều diện tích , bơm hiển thị bằng màn hình LCD với khả năng cài đặt áp suất lốp xe tự ngắt khi đạt đủ áp suất , dễ dàng thuận tiện thao tác với chỉ 1 nút bấm , Bơm còn trang bị đèn Led giúp bác tài nhìn rõ hơn trong lúc trời tối.

Bơm kèm keo tự vá 5818 với các ưu điểm như sau : Bơm đa dụng cũng có thể dụng cho hầu hết các dòng xe trên thị trường với , kết hợp cùng keo tự vá chuyên dụng được hãng Michelin nghiên cứu giúp cho người điều khiển có thể xử lý những vết thủng ngay tại chỗ với thao tác đơn giản

Dòng máy bơm khẩn cấp cho xe đã được đông đảo tài xế lựa chọn sử dụng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, thiết kế gọn gàng thời trang , bơm nhanh không bị nóng. An toàn cho hệ thống điện của oto

Bài viết liên quan

Lốp ôtô bị mòn không đều do những nguyên nhân nào?

Lốp ôtô dự phòng, thay tạm thời hay tiếp tục sử dụng?

Lốp xe ô tô Hankook có tốt không? của nước nào?

Lốp xe ô tô Dunlop của nước nào? có tốt không?

Lốp Michelin và Bridgestone có gì khác?

LỐP DỰ PHÒNG LÀ GÌ? CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

LỐP Ô TÔ DỰ PHÒNG, THAY TẠM THỜI HAY TIẾP TỤC SỬ DỤNG?

Lốp xe ô tô Continental của nước nào? có tốt không?

LỐP XE ÔTÔ VÀ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CẦN CHÚ Ý

LÝ DO KHIẾN NHIỀU TÀI XẾ TIN DÙNG LỐP KHÔNG SĂM ƯU ĐIỂM

Lốp ô tô bị chửa có nguy hiểm ?

Lốp tồn kho có nên sử dụng không ?

LÀN SÓNG COVID-19 THỨ HAI, Ô TÔ LẠI GIẢM GIÁ, THỊ TRƯỜNG XE GẶP KHÓ

LỐP XE CÓ QUAN TRỌNG - NÊN DÙNG LỐP BRIDGESTONE HAY KHÔNG?


Hotline Zalo
Loading...
×