Nguyên nhân cần phải đảo lốp xe
Đảo lốp là việc thay đổi vị trí của lốp ô-tô từ vị trí này sang vị trí khác, nhằm đảm bảo việc mòn đều giữa các lốp xe. Một bộ lốp xe mòn đều sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với một bộ lốp xe mòn "lệch". Những lốp quá mòn sẽ phải thay, trong khi các lốp chưa quá mòn sẽ lại có chênh lệch về độ mòn so với lốp mới lắp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn với việc mòn không đều giữa các lốp xe là độ nặng nhẹ khác nhau của các trục xe. Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt (xe đua, xe thể thao hiệu suất cao) thì tỉ lệ phân bổ khối lượng 50/50 giữa 2 trục trước sau, đại bộ phận xe hơi có động cơ đặt trước. Do đó, phần trục trước thường chịu tải nặng hơn trục sau.
Với các xe dẫn động cầu trước, 2 bánh xe trước vừa làm nhiệm vụ dẫn động, vừa làm nhiệm vụ điều hướng cho xe. Và vì thế mà 2 bánh xe trước thường sẽ nhanh mòn hơn 2 bánh sau.
Thêm một lý do nữa, ở các nước có giao thông đi về phía tay phải như Việt Nam, những lần đánh lái, vào cua bên phải thường sẽ gắt hơn vào cua trái. Đồng thời, khi đánh lái phải, bánh xe bên trái sẽ trải qua một hành trình dài hơn bánh xe bên phải nên bánh xe bên trái cũng thường mòn nhanh hơn bánh xe phải.
Khi vào cua phải, bánh trái sẽ đi theo một hành trình dài hơn bánh trái
Với bánh xe bên phải, sự bào mòn lại thường diễn ra thêm ở mặt bên của lốp do sự va chạm với vỉa hè khi đỗ xe, trong khi mặt bên của lốp trái lại hầu như không có hao mòn này.
Thông thường, các nhà sản xuất xe hơi khuyến nghị đảo lốp sau mỗi 5.000 - 10.000 km tùy theo loại lốp. Để đơn giản, bạn đọc có thể lấy con số trung bình 7.500 km hoặc đảo lốp mỗi khi thay dầu máy hoặc theo chỉ dẫn riêng của nhà sản xuất.
Không đảo lốp định kỳ sẽ dẫn tới tình trạng hao mòn quá nhiều của một số lốp xe, có thể gây ra nổ lốp khi lưu thông ở tốc độ cao hoặc gây mất lái trong điều kiện đường trơn trượt.
Tình trạng mòn không đều của lốp xe
Một số mô hình đảo lốp để bạn đọc tham khảo
Cách thức đảo lốp cơ bản thường là chuyển bánh trước ra sau và bánh sau ra trước và đổi chéo vị trí. Tức là: bánh trước phải đổi chỗ cho bánh sau trái, bánh trước trái đổi chỗ cho bánh sau phải, và ngược lại.
Những hình thức đảo bánh phức tạp hơn thường diễn ra với các mẫu xe có thêm 1 bánh dự phòng giống hệt 4 bánh chính hoặc sử dụng thêm 1 lốp đặc biệt, ví dụ như lốp xe đi đường tuyết.
Nếu xe của bạn có 1 lốp dự phòng giống hệt 4 bánh xe chính, việc đảo lốp nên được diễn ra theo cách thức thông thường nhưng sử dụng bánh dự phòng này vào vị trí của bánh sau bên phải.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý, mô hình đảo lốp này chỉ áp dụng được với các lốp xe có ta-lông đồng nhất và có kích thước lốp trước và sau giống nhau. Các mẫu xe có lốp trước sau khác kích thước, không đồng nhất ta-lông cần một sự chăm sóc riêng từ nhà sản xuất xe.
Đánh đổi lại tuổi thọ lâu dài của bộ lốp đó là sự sụt giảm về sức kéo của xe. Theo lý thuyết, những lốp xe tốt nhất (có độ mòn thấp nhất) nên được lắp ở trục truyền động của xe để đảm bảo sức kéo tối đa.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người dùng cũng nên kiểm tra lốp định kỳ để phát hiện sự hao mòn không cân bằng và thực hiện việc đảo lốp sớm.
Quá trình đảo lốp khá đơn giản và có thể tự thực hiện, tuy nhiên với một số lốp đặc biệt, bạn vẫn nên mang xe tới các cơ sở chăm sóc để được đảo lốp và kiểm tra lốp đúng cách
Mô hình A và B dành cho các xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 4 bánh. Mô hình C dùng cho các xe dẫn động cầu trước. Tuy nhiên, các xe dẫn động cầu trước cũng có thể sử dụng mô hình B.
Với các mẫu lốp hiệu suất cao, mô hình D có thể dùng với các mẫu xe có lốp trước sau cùng cỡ và là loại lốp 1 chiều. Hình E áp dụng với các mẫu xe có lốp trước sau không cùng cỡ và là loại lốp có ta-lông 2 chiều.
Với các xe có lốp dự phòng giống hệt 4 lốp chính, việc đảo lốp cần được thực hiện với cả 5 lốp. Hình F dành cho hệ dẫn động cầu trước, hình G dành cho hệ dẫn động cầu sau hoặc 4 bánh.