CÁCH TÌM ĐỌC GIỚI HẠN TỐC ĐỘ CỦA LỐP BẠN
Nếu bạn muốn biết giới hạn tốc độ của lốp mà nhà sản xuất khuyến cáo dành cho xe của bạn là bao nhiêu, bạn chỉ cần tham khảo trong sổ hướng dẫn sử dụng xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy thông tin này ở bậc cửa bên phía người lái, nắp bình xăng hoặc trong nắp hộp dụng cụ hoặc bất cứ chỗ nào có đề cập đến mã số lốp của xe.
Giới hạn tốc độ thường rất dễ nhận thấy bởi thông thường đó là thông số cuối cùng trên dãy mã số hiển thị kích thước lốp. Ví dụ trong mã số lốp này: “P205/60R16 82S,”, thì S chính là mức giới hạn tốc độ. Để xem mã kích thước của các lốp bạn đang dùng, bạn chỉ cần xem bên hông của lốp. Giới hạn tốc độ của lốp có phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất xe hay không? Chắc chắn phải phù hợp!
Thông tin bên hông lốp
Lưu ý là giới hạn tốc độ của lốp không có nghĩa là vận tốc lái xe mà bạn nên lái. Hạn mức tốc độ này thường vượt trên giới hạn tốc độ tối đa của đường cao tốc, và dĩ nhiên không có nhà sản xuất xe hoặc lốp nào khuyên bạn nên lái nhanh hơn luật định.
XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TỐC ĐỘ CỦA LỐP
Giới hạn tốc độ là kết quả của nhiều lần thử nghiệm với trọng lượng tải và vận tốc mô phỏng. Để đạt được hạng mức tốc độ nào đó, lốp xe cần phải duy trì được khả năng vận hành ở tốc độ đó. Các tiêu chuẩn trong ngành sẽ kiểm soát quá trình lốp xe đạt được và duy trì một vận tốc nhất định trong suốt thời gian thử nghiệm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không thể nào mô phỏng được tất cả các điều kiện thực tế có thể xảy ra. Do đó, bạn chỉ nên xem thông tin tốc độ lốp tối đa là một chỉ số thể hiện khả năng vận hành của lốp trong những điều kiện đã được quy định (ví dụ trong mức áp suất thích hợp, khi xe được chạy đúng cách, hoặc trong thời tiết tốt). Tốc độ tối đa thực tế của lốp có thể thấp hơn mức được xếp hạng bởi lốp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như áp suất, độ hao mòn, tình trạng xe (gồm cả độ chụm bánh lái), điều kiện giao thông và quãng đường mà xe chạy với cùng một điểm vận tốc. Mức xếp hạng tốc độ sẽ không chính xác nếu lốp bị hư hỏng, thay thế, thiếu áp suất, quá tải hoặc phải sửa chữa.
HỆ THỐNG XẾP HẠNG GIỚI HẠN TỐC ĐỘ VÀ CÁC NGOẠI LỆ
Hệ thống mức giới hạn tốc độ ngày nay dùng các ký tự từ A đến Z. Mỗi kí tự đại diện cho một mức tốc độ nhất định. Nhìn chung, giới hạn tốc độ tối đa sẽ tăng cùng chiều với thứ tự các chữ cái. Ví dụ, lốp có mức tốc độ “L" sẽ có giới hạn tốc độ thấp hơn lốp có xếp hạng tốc độ “N.”
Tuy nhiên, hệ thống giới hạn tốc độ cũng có ngoại lệ. Ví dụ, các tiêu chuẩn châu u lại có dùng chỉ số dặm tối đa trên mỗi giờ. Một điều bất thường khác là chữ “H" không được đặt đúng thứ tự. Thay vì xuất hiện sau chữ “G", chữ “H" lại nằm giữa chữ “U" và “V" với mức vận tốc tương thích.
NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA HỆ THỐNG XẾP HẠNG MỨC TỐC ĐỘ CÒN CÓ:
- Không có mức tốc độ “I,”, “O,” và “X". Tương tự, các đồ thị vận tốc cũng không dùng ký tự “P".
- Các lốp có giới hạn tốc độ thấp thường được mô tả bằng chữ “A” kèm theo là một chữ số, ví dụ “A1,” “A2,” “A3,”...
- Một số lốp có ký hiệu tốc độ là “W" hoặc “Y". Các nhà sản xuất cũng có thể chèn chữ “Z" vào trong bảng mô tả về kích thước lốp (trong mã số lốp, giữa thông số về tỉ lệ và đường kính) cho các loại lốp này.
Ban đầu khi hệ thống giới hạn tốc độ được phát triển, mức tốc độ cao nhất là mức “V". Chỉ số này thường dành cho những lốp có thể duy trì ở vận tốc 240 km/h và hơn nữa. Sau đó, nhiều nhà sản xuất chế tạo ra được các lốp có khả năng chịu được những điểm vận tốc cao hơn 240km/h, từ đó chữ “V" hiển thị mức tốc độ có giới hạn (tương ứng với vận tốc 240 km/h, thay vì 240km/h và cao hơn) và chữ “W" và “Y" được bổ sung vào danh sách.
Nhiều biểu đồ có hiển thị hạn mức tốc độ “Z" với tốc độ tối đa là 240 km/h. Một số nhà sản xuất sẽ chèn một chữ “Z" vào chính giữa thông tin mô tả kích thước lốp (ngay sau chỉ số về tỉ lệ) với những lốp có giới hạn là “W" hoặc “Y." Và nếu lốp xe vượt mức giới hạn 300 km/h, nhà sản xuất sẽ thường đặt chữ “Z" vào trong mô tả kích thước lốp, theo tiêu chuẩn của ngành.
BIỂU ĐỒ CÁC MỨC GIỚI HẠN TỐC ĐỘ PHỔ BIẾN
Bảng xếp hạng tốc độ sau đây là những mức giới hạn tốc độ thường thấy ở các dòng xe phổ thông. Bắt đầu từ vận tốc tối đa là 190 km/h và tăng dần lên.
Được ký hiệu bằng các ký tự, mỗi mức xếp hạng tương ứng với giới hạn tốc độ nhất định.
Biểu đồ giới hạn tốc độ phổ biến
GIỚI HẠN TỐC ĐỘ T
Với vận tốc tối đa là 190 km/h, bạn sẽ thường thấy ký hiệu chữ “T" trên những xe bán tải cỡ nhỏ hoặc dòng xe sedan gia đình.
GIỚI HẠN TỐC ĐỘ H
Như đã đề cập bên trên, giới hạn tốc độ mức “H" không xuất hiện sau mức “G" mà là giữa “U" và “V.” Vận tốc tối đa của lốp loại “H" là 210 km/h và thường được thấy trên các dòng xe coupé và sedan thể thao. Ở thời điểm sơ khai của hệ thống giới hạn tốc độ, “H" có nghĩa là “Hiệu năng cao", đây là lý do vì sao chữ H có vị trí bất thường trong hệ thống xếp hạng ngày nay.
GIỚI HẠN TỐC ĐỘ V
Từng là giới hạn tốc độ cao nhất của lốp, “V” từng được dùng để chỉ tốc độ tối đa cho phép là 240 km/h hoặc hơn. Ngày nay, “V" là mức vận tốc 240 km/h và không cao hơn.
GIỚI HẠN TỐC ĐỘ W
Mức giới hạn này mới được bổ sung vào biểu đồ hạn mức tốc độ gần đây, các lốp có chỉ số “W" có thể đạt đến tốc độ 270 km/h.
GIỚI HẠN TỐC ĐỘ Z
Mức giới hạn “Z" có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác. Mặc dù thường thì ký hiệu này sẽ thể hiện dòng lốp dành cho xe thể thao hiệu năng cao, trên thực tế chữ “Z” cũng thường xuất hiện ở giữa mã số mô tả kích thước lốp. Khi đó, ký tự này thể hiện hoặc là vận tốc tối đa là 240 km/h hoặc 300 km/h. Con số chính xác sẽ tuỳ thuộc vào từng loại lốp cụ thể. Bạn nên liên lạc với nhà sản xuất để có thêm chi tiết về các lốp có hiển thị chữ “Z". Những chủ nhân của dòng xe thể thao sẽ thường bắt gặp mức giới hạn tốc độ này hơn những người đang chạy xe sedan dành cho gia đình.
Luôn nhớ chạy xe với tốc độ cho phép trong giới hạn tốc độ phù hợp với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất xe và phải đảm bảo rằng tất cả lốp trên xe bạn đều có cùng mức giới hạn. Hạn mức tốc độ là kết quả của các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện cụ thể và được kiểm soát. Mặc dù những thí nghiệm này mô phỏng khá chính xác quá trình vận hành, bạn cũng nên lưu ý rằng việc lái xe trong điều kiện thực tế ít khi nào trùng khớp với các điều kiện trong phòng thí nghiệm.