Bài viết từ chuyên gia

NGUY HIỂM KHI LỐP XE MÒN KHÔNG ĐỀU

Ngoài các yếu tố tự nhiên đáng kể tên như điều kiện mặt đường khó đi thì sự sai lệch về các chi tiết như góc nghiêng, độ chụm quá mức, hay việc căn chỉnh thước lái bị lệch, tải trọng lớn, áp suất lốp quá cao hoặc bị quá thấp đều là nguyên nhân gây nên hiện tượng mòn lốp xe.

Lốp xe oto là một bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, lại phải chịu tác động cùng một lúc của nhiều loại lực như là trọng lực của xe, lực ma sát, lực ly tâm khi di chuyển nên chắc chắn sẽ bị mòn đi theo thời gian. Nếu như bản thân của lốp xe đang có một sai lệch nào đó, hoặc vấn đề nằm ở các bộ phận Liên kết như hệ thống treo, hệ thống lái thì sẽ làm cho phần mặt lốp không mòn đều như nhau mà sẽ có một phần nào đó bị mài mòn nhiều hơn những chỗ còn lại trên lốp xe.

Nếu như không kiểm tra và sửa chữa kịp thời hiện tượng lốp mòn không đều như thế này, theo dòng thời gian thì vết mòn sẽ ngày càng sâu gây ra nguy cơ rách và nổ lốp, làm nguy hiểm cho người lái xe. Theo như các chuyên gia của các hãng lốp xe thì sau đây là một số trường hợp lốp mòn không đều thường gặp:

1. LỐP MÒN CHÍNH GIỮA

Lốp xe có dạng vành khăn, thêm vào phần tiết diện ống tròn nên khi bơm căng, phần giữa lốp sẽ lồi ra và nó sẽ tiếp xúc với mặt đường nhiều nhất, cũng sẽ chịu lực nhiều nhất nên dẫn tới bị mòn. Tài xế nên thường kiểm tra xem áp suất của lốp có quá căng không. Có thể kiểm tra thêm áp suất lốp ở miếng dán trên thành cửa, trong sách hướng dẫn hoặc phía sau cửa nắp bình xăng.

2. LỐP MÒN HAI BÊN

Trái ngược với việc mòn lốp chính giữa là mòn hai bên, đó là khi lốp xe bị bơm quá non hơi, không đủ hơi dẫn đến bánh bị bẹp dí, hơi trong bánh xe dồn sang hai bên khiến hai bên này tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn, chịu lực cao hơn dẫn đến việc lốp bị mòn nhanh hơn, dù phần chính giữa lốp xe vẫn còn trông mới.

3. MÒN MÉP TRONG

Khoảng cách giữa hai lốp xe quay vào bên trong là độ chụm và quay ra ngoài gọi là độ choãi. Bánh xe bạn đang có hiện tượng bị mòn mép trong có nguyên do là vì độ chụm bánh xe chưa chuẩn, cần được điều chỉnh lại.

Góc chụm ban đầu được các nhà sản xuất thiết kế để bù trừ sự thay đổi của góc bánh xe, giúp bạn duy trì trạng thái lăn phẳng ổn định. Trong suốt quá trình di chuyển, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng như tốc độ hoặc địa hình mà cũng do độ chụm bánh xe bị sai lệch, dẫn tới bánh mòn không đều.

Sai sót này cũng có thể sửa chữa bằng mắt thường, tài xế lúc này có thể quan sát độ chụm bằng mắt nhưng để căn chỉnh chính xác có thể mang ô tô tới gara để được cân bằng động bằng loại máy chuyên dụng.

Bên cạnh việc mòn cả vạt mép, còn có thể mòn dạng lông chim, cũng là do nguyên nhân sai góc chụm. Mòn lông chim là từng mảng bị mòn trên lốp có hình như lông chim hoặc như chiếc lá.

4. MÒN LỐP LỆCH MỘT BÊN

Cũng tương tự như dấu hiệu mòn mép nhưng mòn lệch một bên thường rộng hơn, và có thể ở bên trong hoặc do bên ngoài. Nguyên nhân bị lệch một bên thường do góc camber đã sai lệch. Góc camber là góc tạo ra giữa phương của lốp xe và phương thẳng đứng.

Khi lốp bị nghiêng vào trong nhiều, phần bên trong sẽ tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn nên mòn hơn. Trước đây góc camber cũng có thể được chỉnh hơi nghiêng vào trong để giữ trạng thái ổn định và cân bằng hơn cho xe nhưng hiện nay cơ cấu treo và lái ổn định hơn nên có thể để lốp thẳng đứng.

5. MÒN HÌNH CHÉN

Vết mòn hình chén là mòn từng mảng trên mặt lốp với bề rộng như cái cốc, chén; thường xảy ra khi vành xe không được cân, trọng tâm bánh xe không rơi vào giữa trục, nên phần lốp xe bị mòn khi lăn bánh, hệ thống treo sẽ gây ra từng nhịp tác dụng lực khác nhau lên mặt lốp chứ không đều ở mọi vị trí.

6. MÒN TỪNG VỆT

Mòn từng vệt là một dấu hiệu của xe từng bị lết bánh do việc phanh xe gấp và ABS không hoạt động hoặc xe không có ABS, khiến một phần mặt lốp xe bị cháy trên đường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như bạn đỗ xe trong thời gian dài không di chuyển, một phần lốp chịu lực lâu nên mòn.

7. MÒN LỐP CHÉO

Vết mòn có dấu hiệu không đều lệch góc so với hoa lốp của bánh sau trên xe truyền động cầu trước do sai góc chụm, vết mòn đệm bị càng sâu. Xe bạn nếu không thường xuyên được đảo lốp hoặc chở nặng ở phía sau cũng có thể gây ra các hiện tượng này.

Khi bạn đã phát hiện ra bất cứ loại mòn nào không đều giống những kiểu ở trên, tài xế cũng nên chủ động đưa xe tới trung tâm dịch vụ uy tín để được kiểm tra bằng các dụng cụ chuyên nghiệp. Tài xế cũng cần nhớ bảo dưỡng chúng một cách định kỳ, đảo lốp đúng thời hạn và thay đổi lốp khi cần thiết để đảm bảo cho hành trình được an toàn nhất.

Bài viết liên quan

Lốp Michelin và Bridgestone có gì khác?

Khi bơm lốp xe ô tô cần lưu ý điều gì?

Làm thế nào để không bị nổ lốp ô tô giữa đường?

Cẩm nang xử lý bệnh ôtô nhao lái

Những lưu ý không thể bỏ qua khi bảo dưỡng lốp ô tô để tránh nguy hiểm

Bridgestone Việt Nam tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý sau dịch Covid-19

Bánh xe ô tô sụt xuống hố, tài xế cần làm gì?

BƠM LỐP Ô TÔ CHUẨN ÁP SUẤT BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT


Hotline Zalo
Loading...
×