Bài viết từ chuyên gia

Cẩm nang xử lý bệnh ôtô nhao lái

Hiện tượng nhao lái ở ôtô là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Chẩn đoán nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp tài xế an tâm di chuyển.

Nhao lái là gì?

Nhao lái là hiện tượng ôtô bị mất lái đột ngột do bánh xe gặp trục trặc, sau đó xe bị nghiêng sang trái hoặc sang phải. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Nguyên nhân của hiện tượng nhao lái

Nhiều người thường cho rằng hiện tượng này thường bị hiểu lầm là do xe cũ, đường xấu hoặc do chủ xe không thay lốp định kỳ… Trên thực tế, các nguyên nhân gây hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chính xác, lốp mòn không đều, thước lái bị lệch, độ chụm bánh xe không chính xác...

Các nguyên nhân này khiến vô lăng bị lệch sang một bên và gây nên hiện tượng nhao lái sang trái. Gốc rễ của việc bị lệch góc đặt bánh lái hay độ chụm có nguyên nhân bắt nguồn từ cách lái xe của nhiều tài xế như thường xuyên leo lề, đỗ nghiêng trong thời gian dài, chạy qua ổ gà, chướng ngại vật ở tốc độ cao.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chuẩn xác.

Việc chạy xe với góc đặt bánh không chuẩn xác lâu dần sẽ khiến cho lốp xe bị mòn không đều và có xu hướng nhao lái sang một bên, khi di chuyển ở tốc độ cao còn kèm theo hiện tượng rung lắc. Thậm chí khi cố gắng đi thẳng nhưng vô-lăng vẫn bị đánh lái sang một bên, lúc này xe đã bị nhao lái rất nặng.

Góc đặt bánh sai là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhao lái ở ôtô. 

Cách khắc phục tình trạng nhao lái

Thông thường xe ôtô sau 10.000km, chủ xe sẽ cần mang xe tới trung tâm bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra tổng thể cả chiếc xe. Tuy nhiên, nếu chủ xe phát hiện hiện tượng lốp mòn không đều, xe bị nhao lái, vô lăng của xe bị lệch thì hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng càng nhanh chóng càng tốt, không cần đợi tới lượt bảo dưỡng định kì để xử lý.

Hiện nay việc căn chỉnh thước lái được các nhân viên chăm sóc xe hơi thực hiện theo hai cách khác nhau. Cách thứ nhất là cách thủ công, cách thứ hai là cách sử dụng sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng. Với mỗi lần căn chỉnh thước lái bằng máy, chủ xe sẽ phải trả khoảng 300 ngàn đến 800 ngàn đồng.

Sự chênh lệch của chi phí tùy thuộc vào tình trạng và độ phức tạp của dòng xe mà chủ xe đang sử dụng. Đối với cách căn chỉnh thước lái bằng máy, thời gian để thực hiện căn chỉnh khá nhanh, chỉ tốn khoảng ba mươi phút.

Chủ xe không thể tự căn chỉnh góc lái, thước lái tại nhà mà bắt buộc phải mang tới trung tâm bảo dưỡng. Ngoài ra, hãy chú ý tới việc căn chỉnh góc đặt bánh xe mỗi khi thay bánh mới. Việc này sẽ giúp chủ xe hạn chế được nguy cơ xe ôtô bị nhao lái.

Bài viết liên quan

Cách thay lốp xe ô tô dự phòng khi gặp sự cố

Khi bơm lốp xe ô tô cần lưu ý điều gì?

Thay lốp mới như thế nào để đạt chuẩn và an toàn?

Lốp xe ôtô lậu - mối nguy cho xe ôtô Việt

Lái ôtô: Đừng chủ quan khi lốp “non”

Lý do khiến nhiều tài xế tin dùng lốp không săm

Làm thế nào để không bị nổ lốp ô tô giữa đường?


Hotline Zalo
Loading...
×