Độ chụm là gì?
Mỗi mẫu xe đều có thiết kế sao cho bánh xe tạo với thân xe và mặt đường những góc nhất định. Những góc tiếp xúc này tạo ra cho xe khả năng bám đường, cảm giác lái cũng như đảm bảo độ an toàn khi di chuyển. Những góc đặt bánh xe này gọi là độ chụm.
Với mỗi mẫu xe nhà sản xuất sẽ có lựa chọn độ chụm khác nhau để tối ưu hóa khả năng vận hành theo các hướng khác nhau. Ví dụ như những xe được tối ưu để chạy off-road, sẽ có độ chụm khác với những xe được tối ưu để chạy êm ái trên đường bằng phẳng.
Góc camber: nhìn từ phía trước xe lại.
Góc Toe: nhìn từ phía trên xe xuống dưới.
Góc Caster: nhìn từ hông xe vào.
Vì sao phải cân chỉnh độ chụm?
Trong quá trình vận hành, do độ mòn của các chi tiết cơ khí mà bánh xe sẽ chệch khỏi khóc đặt tiêu chuẩn ban đầu. Sự chênh lệch càng nhiều, càng gây ra sự sai khác giữa vô-lăng và bánh xe, cũng như gây ra cảm giác láng, trượt ngang, chòng chành.
Độ chụm không chuẩn gây ra tác hại gì?
Độ chụm không đạt chuẩn khiến bánh xe không có sự đồng nhất với vô-lăng: vô lăng thẳng nhưng xe không chạy thẳng hoặc ngược lại.
Điều này gây ra tình trạng mất lái, không kiểm soát được xe khi đột ngột đổi hướng ở tốc độ cao cũng như gây ra tình trạng mệt mỏi do phải ghì giữ vô-lăng liên tục, ngay cả ở vận tốc thấp.
Tình trạng lệch độ chụm lâu ngày còn dẫn tới việc lốp mòn không đều, sau một thời gian có thể phải thay toàn bộ lốp để đảm bảo an toàn.
Lốp mòn vẹt một bên do lệch độ chụm.
Giải pháp là gì?
Trước đây, việc cân chỉnh độ chụm được thực hiện thủ công và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người thợ.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự trợ giúp của công nghệ, những cỗ máy cân chỉnh độ chụm chuyên nghiệp có thể giúp đặt lại độ chụm theo đúng tiêu chuẩn ban đầu của nhà sản xuất mà không quá tốn kém về mặt thời gian, công sức.
Theo khuyến nghị của nhiều gara sửa xe, sau mỗi 10.000 km, chủ xe nên cân đảo lốp cũng như kiểm tra, cân chỉnh lại độ chụm để phòng ngừa những bất chắc cũng như kéo dài tuổi thọ của lốp xe.