Cân bằng động bánh xe là gì?
Cân bằng động bánh xe là việc điều chỉnh chế độ tạo sự cân bằng cho bánh xe nhằm đảm bảo khi bánh xe quay không tạo ra sự rung lắc, truyền động đến vô lăng gây ảnh hưởng đến cảm giác của người lái.
Cân bằng động bánh xe có vai trò quan trọng
Hay nói cách khác, cân bằng động bánh xe chính là việc bổ sung một phần trọng lượng lên la-zăng hay mâm xe để phân phối trọng lượng bánh xe đều về các hướng. Việc này giúp lực ly tâm và trọng lực của bánh xe tập trung về chính giữa thay vì ép về một hướng khi di chuyển.
Ảnh hưởng của cân bằng động bánh xe trong vận hành
Sau quá trình sử dụng xe một thời gian, các bánh xe thường xuất hiện tình trạng cân bằng động không đều, khiến trọng lượng của xe phân bố không đều trên 4 bánh xe. Do đó, khi người dùng lái xe ở tốc độ cao, bánh xe rất dễ bị lắc và truyền lên vô lăng tạo cảm giác rung, tiếng ồn khó chịu. Thậm chí, không thể tiếp tục hành trình trong tình trạng này.
Không những vậy, hiện tượng này còn khiến lốp xe mòn nhanh hơn và nhanh chóng hư hỏng, tốn kém nhiều chi phí cho người dùng.
Khi nào nên cân bằng động bánh xe
-Khi di chuyển trên mặt đường bằng phẳng, vô-lăng xuất hiện các rung lắc bất thường, thân xe trở nên khó kiểm soát, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao.
-Khi bề mặt lốp có những vết nứt, mòn hoặc rách bất thường.
-Khi mới thực hiện vá lốp, đảo lốp hoặc thay lốp mới cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rung lắc xe
Thời điểm nên cân bằng động bánh xe
-Khi lắp đặt cảm biến áp suất lốp
Bên cạnh đó, người sử dụng cũng nên cân bằng động bánh xe định kỳ 3-6 tháng một lần hoặc khi chạy được 10.000km. Như vậy mới đảm bảo người lái có cảm giác tốt nhất khi vận hành trên mọi chặng đường.
Quy trình cân bằng động bánh xe
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ những dị vật bám trên bề mặt lốp như: đất, đá, đinh cũng như tháo toàn bộ chì cũ đã cân bằng động những lần trước.
Bước 2: Tiến hành lắp bánh xe được bơm lên máy cân bằng động, khóa chốt bảo vệ.
Quy trình thực hiện cân bằng động bánh xe
Bước 3: Vận hành máy cân bằng bánh xe và chờ đến khi máy dừng lại là được.
Bước 4: Kiểm tra khối lượng điểm mất cân bằng của bánh xe.
Bước 5: Thợ sửa chữa sẽ bù lại khối lượng tại vị trí đã hiển thị theo chỉ dẫn.
Bước 6: Tháo bánh xe khỏi máy và tiến hành lắp lại vào xe như ban đầu.
Những thói quen xấu làm mất cân bằng động bánh xe
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến xe gặp phải tình trạng này đó là do người điều khiển xe. Có thể kể đến những thói quen xấu sau đây:
-Người lái đánh vô lăng nguội khi chưa chuyển động.
-Đề-pa hoặc tăng tốc đột ngột.
-Thường xuyên cua gấp với tốc độ cao.
Thói quen cua gấp ảnh hưởng đến động bánh xe
-Thói quen phanh gấp trong nhiều trường hợp mặc dù vẫn có thể chủ động phanh từ từ trước đó.
-Không giảm tốc độ và tránh chướng ngại vật như ổ gà, ổ voi.
-Áp suất lốp không ổn định, có thể thừa hoặc thiếu liên tục.
-Không tiến hành vệ sinh lốp thường xuyên khiến những bùn đất, bụi bẩn, vật sắc nhọn bám và lốp, hoa lốp khiến chúng nhanh chóng hư hỏng, mất cân bằng.
Do đó, người dùng nên thay đổi những thói quen không tốt này để tránh tình trạng xe bị mất cân bằng động. Đặc biệt, người dùng nên thường xuyên vệ sinh lốp xe để hạn chế những dị vật bám trên lốp gây ra tình trạng này. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng hiện nay đó là dùng máy rửa xe mini áp lực cao phun rửa xe tại nhà. Điều này vừa giúp xe luôn trong trạng thái ổn định mà còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.
Như vậy, thông qua bài viết này người đọc đã có thêm những hiểu biết nhất định về trường hợp mất cân bằng động bánh xe. Hy vọng, với những thông tin này sẽ đem lại những kinh nghiệm hữu ích nhất đối với người dùng.