Tin tức & sự kiện

'Vua lốp' thời mới, ở làng quê mỗi năm kiếm chục tỷ

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.

Sinh năm 1959 tại Ý Yên, Nam Định, thời quân ngũ ông Nguyễn Lương Thông chiến đấu ở chiến trường Tây Ninh, Đông Nam Bộ trong những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh. Giải ngũ năm 1976, ông về quê hương lập gia đình và bươn chải với đủ nghề để duy trì cuộc sống.

Cơ duyên với nghề tái chế cao su bắt đầu từ những tháng ngày đến Hà Đông cùng người con trai út học nghề khâu giày, dép cao su.

“Khi đó học nghề vất vả, tôi học cùng không nhiều vì phải thường xuyên về quê đem gạo, lo tiền sinh hoạt cho hai cha con, thời điểm đó đi học nghề không được ai nuôi” – ông Thông bộc bạch.

Người thợ đang cắt cao su thành từng mảnh

Sau khi học được 3-4 năm, khi đã cứng tay nghề, ông và con trai về mở cơ sở sửa chưa giày dép tại quê nhà. Một lần tình cờ, có người khách lạ tự giới thiệu thuộc Cty Thương mại Cánh đồng xanh, quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) tìm đến, đưa các mẫu sản phẩm như giỏ đựng rác, gương treo tường, xô, chậu và những sản phẩm phục vụ sản xuất trong các nhà vườn, nông trại… đặt ông làm thử.

Ông tiến hành công việc theo yêu cầu của khách và tin vui đến với ông, khách hàng ưng ý và đem mẫu sản phẩm đi triển lãm Châu Âu vào năm 2007, các đơn hàng từ nước ngoài cũng được gửi đến, đại diện công ty Cánh đồng xanh tiếp nhận và đặt hàng cho ông. Từ đó, công việc của hai cha con ông Thông bắt đầu tất bật.

Sơn lại cao su tạo màu sắc như mới

Để có được nguyên liệu, gia đình ông Thông tìm mua lại các lốp xe ô tô đã bỏ đi, tìm cách “bóc tách” cao su thành các mành, lớp khác nhau bởi lốp cao su có nhiều lớp. Có sản phẩm cần cần bóc vải 3 lớp hay 5 lớp để phù hợp với yêu cầu.

Công đoạn bóc tách lốp cao su, theo ông Thông là khó nhất trong quá trình tái chế. Bóc cao su xong, ông lại cặm cụi đo kích cỡ, thiết kế, lên mẫu hàng, quét sơn tạo màu sắc như mới cho sản phẩm.

Xong đâu đấy ông Thông phơi khô hàng mẫu, bắn ghim và khâu sản phẩm. Công đoạn cuối cùng mới là trang trí, bắn thêm quai xách hoặc quai cho từng loại khác nhau.

Với mức giá mua nguyên liệu trên thị trường dao động từ 3.500-4.500 đồng/kg lốp thường và 10.000 đồng/kg lốp đặc chủng, để tạo ra 20.000 sản phẩm/tháng, gia đình ông Thông phải xử lý hàng chục nghìn chiếc lốp ô tô phế thải.

Sản phẩm hoàn thành có giá bán lên đến cả trăm nghìn đồng/ đôi, tùy loại, đem về doanh thu mỗi năm cho gia đình ông cũng trên 12 tỷ đồng.

Những sản phẩm trong một góc nhà xưởng

Không chỉ tái chế lốp cao su thành những sản phẩm xuất khẩu, gia đình ông Thông còn kết hợp làm thêm các sản phẩm mây tre đan, vốn là thế mạnh truyền thống của địa phương để xuất đi nước ngoài.

Với việc tái chế lốp cao su, ông Nguyễn Lương Thông và gia đình mỗi năm thu về hơn 12 tỷ, tạo công ăn việc làm cho hơn 30 lao động với mức lương từ 3-7 triệu đồng mỗi tháng. Những lao động trong gia đình ông chủ yếu là người thân của các đồng đội cũ được ông mời về làm để tạo điều kiện tăng thêm thu nhập.

Ngoài cao su, ông Thông còn chế tạo cả thủ công mĩ nghệ

Thời gian đầu, xưởng sản xuất của gia đình ông chỉ khoảng hơn 100m2 với vài người làm. Sau này mở rộng diện tích, gia đình ông thành lập công ty. Hiện nay, công ty gia đình ông Thông có hàng nghìn m2 nhà xưởng và đang mở rộng thêm, làm cả sang nhiều lĩnh vực khác.

Chưa kể, gia đình ông còn mở thêm các cơ sở vệ tinh khoán sản phẩm cho hàng trăm hộ gia đình trong và ngoài xã nhận nguyên liệu về làm. Trước đây, mỗi năm, gia đình ông xuất sang thị trường các nước khoảng 10.000 sản phẩm. Thời gian gần đây, con số này đã lên tới 15-20.000 sản phẩm/tháng.

Hiện nay, tuổi cao, ông Thông cũng nhường dần công việc cho con cái và các xưởng làm vẫn không ngừng được mở rộng. Tuy tuổi già nhưng hằng ngày vợ chồng ông Nguyễn Lương Thông vẫn miệt mài chế tác sản phẩm cùng công nhân của mình.

Với những thành quả đã đạt được, ông Thông tự tin rằng cơ sở sản xuất, tái chế cao su của mình là số một miền Bắc hiện nay. Qua 20 năm làm nghề, ông Nguyễn Lương Thông được nhiều người mệnh danh là “Ông vua tái chế lốp cao su” của miền Bắc.

Bài viết liên quan

Lốp tồn kho có nên sử dụng không ?

LÀN SÓNG COVID-19 THỨ HAI, Ô TÔ LẠI GIẢM GIÁ, THỊ TRƯỜNG XE GẶP KHÓ

LỐP XE CÓ QUAN TRỌNG - NÊN DÙNG LỐP BRIDGESTONE HAY KHÔNG?

LÁI XE AN TOÀN KHI TRỜI MƯA

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN LỐP XE BÁN TẢI

LỐP Ô TÔ, KINH NGHIỆM MUA VÀ BẢO DƯỠNG LỐP XE Ô TÔ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Lốp có thể sửa chữa được hay không & bằng cách nào? có cần thay mới lốp cho xe không?

Lốp xe ôtô "đổ bệnh", những dấu hiệu nhận biết cần chú ý

Lốp xe khi chạy đường cao tốc

Lưu ý cho tài xế khi căn chỉnh thước lái

Lốp xe không hơi: Không lo nổ, thủng, bẹp

Lý do nên chọn lốp xe nhỏ khi mua ô tô mới

Lái ô tô: Đừng chủ quan khi lốp 'non'

Lốp xe có thể tự phục hồi nhờ loại cao su mới

Làm sao để tránh hiểm họa nổ lốp khi lái xe ô tô? và Làm gì khi xe bị nổ lốp?

Toyota Venza 2021 có thêm bản GR, ngoại thất thể thao hơn


Hotline Zalo
Loading...
×