Lọc xăng ô tô bị bẩn sẽ khiến máy xe yếu rung, xe khó nổ máy, dễ chết máy… Do đó cần vệ sinh và thay lọc xăng ô tô định kỳ.
Tác dụng của lọc xăng ô tô
Lọc xăng có tác dụng loại bỏ các bụi bẩn và cặn bã hay các tạp chất có trong xăng trước khi xăng đi qua bơm xăng, kim phun xăng để vào buồng đốt động cơ.
Việc loại bỏ hết tạp chất giúp quá trình đốt nhiên liệu diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ của các chi tiết bên trong động cơ.
Lọc xăng ô tô là bộ phận trong hệ thống vận hành xe, có tác dụng lọc sạch các bụi bẩn và tạp chất của xăng tồn tại trong không khí trước khi đi vào buồng đốt. Bởi những tạp chất đó là nguyên nhân gây ra hư hỏng, làm hệ thống động cơ bị tắc nghẽn và chạy không ổn định. Lâu dần có thể làm giảm tuổi thọ của các chi tiết và phải thay mới, tốn kém rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, lọc sạch xăng còn giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, đốt cháy hết nhiên liệu, tránh hiện tượng xăng không được đốt cháy hết và thoát ra ống xả ở dạng khói đen.
Là bộ phận lọc sạch bụi bẩn, tạp chất nên sau một thời gian sử dụng thì bộ lọc xăng ô tô sẽ bị bám bụi và bào mòn dần. Để lâu sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động, khiến quá trình lọc bị chậm hơn.
Tệ hơn nữa là bị tắc nghẽn khiến động cơ không thể nhận được đủ nhiên liệu để đảm bảo quá trình vận hành xe, từ đó sinh ra các hiện tượng như chết máy, xe khó đề hay giật mạnh khi di chuyển
Do đó các tài xế cần phải thường xuyên vệ sinh và thay lọc dầu đúng định kỳ.
Khi nào cần thay lọc xăng ô tô?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì thời gian phù hợp nhất để thay lọc dầu là sau 2 năm vận hành hoặc sau khi đi được 40.000 km.
Tuy nhiên, trên thực tế với điều kiện về đường xá và không khí tại đa số cung đường của Việt Nam hiện nay, có thể chủ xe sẽ phải cân nhắc thay thế lọc xăng sớm hơn. Do đó, các chủ xe có thể dựa theo các hiện tượng sau đây của xe:
Khó đề nổ và yếu, rung khi di chuyển
Lọc xăng bị nghẹt do cặn bẩn, tạp chất dẫn đến không thể cung cấp đủ và đúng lượng nhiên liệu cần thiết cho động buồng đốt. Tình trạng này dẫn đến việc khí và nhiên liệu bị cháy sớm, cháy trễ, cháy không hết, thậm chí là hiện tượng bỏ máy...
Hậu quả có thể kể đến như: Máy yếu hơn khi di chuyển, bị rung và gằn khi để xe nổ máy ở chế độ nghỉ. Nếu để lâu hơn, xe còn gặp các tình trạng như: Đề nổ khó hoặc không lên, chết máy khi đang di chuyển, rung giật khi lên ga,...
Ống xả có khói đen hoặc tia lửa
Khi xuất hiện tia lửa nơi ống xả, có thể là do lọc xăng bị tắc nghẽn, dẫn đến hiện tượng nổ ngoài. Bít tắc lõi lọc xăng gây nên tình trạng nhiên liệu lẫn cặn bẩn không được đốt cháy hết, dẫn đến việc chúng thoát ra theo đường ống xả dưới dạng khói đen.
Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường
Khi xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn mức bình thường, bạn có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân là do bộ phận lọc xăng bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến nhiên liệu bị cháy sớm hoặc cháy trễ khiến nhiên liệu được đốt cháy không hết. Và lúc này, chủ xe cần thay thế hoặc vệ sinh bộ phận lọc xăng ô tô.