Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Antilock Brake System) là cơ cấu phanh điều khiển điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe trong tình huống cần giảm tốc khẩn cấp, tránh hiện tượng văng trượt và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.
Hoạt động của hệ thống phanh ABS
Trên các mẫu ôtô không được trang bị hệ thống ABS, việc phanh gấp có thể dẫn đến tình trạng các bánh trượt trên mặt đường và xe bị mất lái. Lúc này các bánh xe bị triệt tiêu hoàn toàn chuyển động quay, tức là chúng mất khả năng dẫn hướng. Hiện tượng đó rất dễ xảy ra nếu xe chạy với tốc độ cao và mặt đường trơn trượt.
\
Với hệ thống phanh tích hợp ABS, cảm biến điện tử sẽ xác định trạng thái của bánh xe khi chịu tác động của các má phanh. Ngay khi bánh xe bắt đầu trượt thì bộ vi xử lý sẽ phát tín hiệu nhả các má phanh, nhưng cũng khi bánh bắt đầu lăn thì má phanh lại tiếp tục ép. Cứ như vậy, hoạt động ép/nhả với tần số cao được điều khiển tự động bởi thiết bị điện tử cho tới khi xe dừng hẳn hoặc lái xe rời chân khỏi pê-đan phanh. ABS giúp các bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp, duy trì hiệu quả của thao tác lái trên vô-lăng để tài xế có thể giảm tốc độ và tránh vật cản một cách an toàn.
Khi trang bị ABS cho một mẫu xe, nhà sản xuất có thể thiết kế nó với cấu trúc 2, 3 hoặc 4 kênh độc lập với số lượng cảm biến tương ứng. Trong đó, số lượng kênh thuỷ lực và cảm biến độc lập quyết định mức độ phức tạp, hiện đại và hiệu quả của một hệ thống ABS.
Điều kiên hoạt động của ABS
Trong hầu hết các thiết kế chống bó cứng phanh thông thương, hệ thống chỉ hoạt động với 3 điều kiện cần và đủ:
- Tốc độ xe đạt trên 10km/h
- Chân phanh được kích hoạt
Dấu hiệu nhận biết ABS hoạt động
Khi bật chìa khoá điện của xe, đèn báo ABS sẽ sáng lên và tắt đi trong giây lát, báo hoàn thành việc test khởi động hệ thống. Nếu đèn này tiếp tục báo sáng tức là hệ thống có vấn đề cần phải kiểm tra. Trong khi ABS can thiệp vào quá trình phanh, đèn báo ABS (màu đỏ) trên công-tơ-mét sẽ nháy sáng liên tục, người lái sẽ thấy chân phanh, thân xe và vô-lăng rung động. Đồng thời, nếu chú ý, người ta có thể nghe thấy tiếng gằn lục cục theo nhịp rung.