Lọc dầu ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống bôi trơn động cơ, có nhiệm vụ loại bỏ cặn bẩn, kim loại mòn khỏi dầu nhớt trước khi nó lưu thông trở lại động cơ.
Nhờ khả năng lọc kim loại mòn và các tạp chất khác, lọc dầu đã giúp bảo vệ động cơ khỏi sự mài mòn, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ động cơ.
Do thường xuyên phải lọc các kim loại mòn, tạp chất, vì vậy khả năng lọc của lọc dầu sẽ nhanh bị giảm tuổi thọ, từ đó những rãnh kim loại có thể sẽ bị nứt, các chi tiết máy nhanh bị bào mòn và giảm nhanh tuổi thọ của động cơ.
Lọc dầu ô tô có cấu tạo như nào?
Lọc dầu ô tô được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:
Van một chiều.
Màng lọc gồm các lớp phim xếp gấp.
Van an toàn và cốc lọc dầu (vỏ bọc bên ngoài).
Nguyên lý hoạt động của lọc dầu ô tô
Khi động cơ hoạt động, dầu nhớt sẽ được bơm vào lọc dầu qua đường vào. Dầu nhớt sau đó sẽ chảy qua phần tử lọc để loại bỏ cặn bẩn, kim loại mòn và các tạp chất khác. Dầu nhớt sạch sau đó sẽ chảy qua van một chiều và ra khỏi lọc dầu qua đường ra.
Nên thay lọc dầu ô tô khi nào?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bạn nên thay lọc dầu ô tô định kỳ sau mỗi 10.000km. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để biết khi nào cần thay lọc dầu:
- Dầu nhớt có màu đen kịt và đặc sệt: Đây là dấu hiệu cho thấy dầu nhớt đã bị nhiễm bẩn và cần được thay thế.
- Động cơ hoạt động ồn hơn bình thường: Khi lọc dầu bị tắc nghẽn, lưu lượng dầu nhớt cung cấp cho động cơ sẽ bị hạn chế, dẫn đến tiếng ồn lớn hơn.
- Đèn báo lỗi động cơ sáng: Một số xe có đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng khi lọc dầu bị bẩn hoặc bị hỏng.