Bài viết từ chuyên gia

Lái mới thường mắc phải những lỗi phanh tay nào?

Khi mới tập lái xe, nhiều tài mới thường mắc các lỗi cơ bản đối với phanh tay như quên chưa kéo phanh, hạ phanh khi xe chưa dừng hẳn, quên kéo phanh khi đỗ xe.

Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay

Việc lái xe quên kéo hoặc hạ phanh tay thực sự là vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với các tài xế mới. Sẽ có hai trường hợp xảy ra với trường hợp quên hạ phanh tay: quên hẳn, hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh tay vẫn ăn nhẹ vào các khớp G.

Tuy nhiên, ghi nhận từ nhiều ý kiến lái xe về vấn đề này cho thấy dù là trường hợp nào thì rất nhiều người chưa hiểu rõ hoặc chưa lường hết những thiệt hại do sơ suất này gây ra.

Trên phần lớn các loại xe ôtô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống phanh chính, nhưng tất cả vẫn nằm trong cụm phanh sau.

Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh (quên hạ phanh tay hoặc hạ chưa hết), ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.

Bên cạnh đó, phớt và mỡ bôi trơn bi moay-ơ bị đốt nóng sẽ bị chảy và gây hỏng rất nhanh. Cảm biến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gắn trên cụm phanh cũng có thể bị hỏng, đồng thời dầu phanh bị sôi cũng có thể khiến phanh giảm tác dụng.

Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn

Bên cạnh việc quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay, theo thói quen sử dụng ô tô hoặc sơ suất khiến một số tài xế mới thường hạ thắng tay khi xe chưa dừng lại hẳn. Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng.

Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau hoặc 2 bánh trước tùy theo xe đó sử dụng hệ dẫn động cầu trước hay cầu sau, có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.

Việc sử dụng phanh tay khi xe đang chạy, chỉ được các tay lái chuyên nghiệp áp dụng để trình diễn những màn drift xe. Tuy nhiên, các xe dùng để biểu diễn thường được “độ” lại hệ thống phanh tay để tạo ra lực phanh lớn hơn.

Với những mẫu xe đời cũ, trong trường hợp bất khả kháng khi phanh chân gặp sự cố, giải pháp được nhiều người sử dụng là kéo phanh tay, nhưng do lực tác động của phanh tay yếu hơn hoặc má phanh bị mòn, nên rất khó phát huy tác dụng.

Quên kéo phanh tay khi đỗ xe

Một trong những lỗi mà các lái xe thường gặp chính là việc quên kéo phanh tay khi đỗ xe. Điều này có thể gây ra những va chạm, tai nạn ngoài ý muốn. Một số tài mới thường quên lãng hoặc chủ quan cho rằng khi đỗ xe, chuyển cần số về P thì xe sẽ đứng yên.

Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển về P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những địa điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh. Lúc này nếu không gài thắng tay sẽ làm xe bị trôi và rất dễ xảy ra va chạm.

Do đó để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ô tô các lái xe nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng phanh tay ô tô

  • Nhớ nhả phanh tay trước khi di chuyển xe
  • Thường xuyên kiểm tra phanh tay và tiến hành bảo dưỡng hệ thống phanh để tránh kẹt phanh do hết dầu hay gỉ sét.
  • Khi đỗ xe qua đêm thì nên dùng phanh tay để giúp tránh bị trượt bánh hay di chuyển, cho dù bạn có đỗ xe qua đêm nhiều ngày cũng không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống phanh.

Bài viết liên quan

7 vị trí cực bẩn mà bạn cần phải làm sạch sâu trong ô tô

6 MẸO MUA LỐP XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾT KIỆM NHẤT

5 nhược điểm của việc độ xe ô tô

4 thói quen làm hỏng hệ thống lái trợ lực điện ô tô

3 câu hỏi lớn cho xe điện nếu muốn xóa sổ xe xăng

PVOIL VOC 2024 đang diễn ra sôi động tại “thánh địa offroad” Đồng Mô

10 điều thú vị về quá trình thử nghiệm chất lượng Ford Ranger


Hotline Zalo
Loading...
×