Kỹ thuật quay vô lăng bạn cần biết
Cách cầm vô lăng đúng cách
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.
Chú ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn
Trên đoạn đường thẳng,
Kỹ thuật quay vô lăng nhanh khi vào cua hay các tình huống khẩn cấp
Để có thể thực hiện tốt kỹ thuật quay vô-lăng nhanh mọi người cần luyện tập nhiều mới quen và áp dụng nhanh khi gặp
Có một số phương án xử lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng lòng bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Kỹ thuật quay vô lăng nhanh
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ.