Bài viết từ chuyên gia

Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?

Tình trạng vô lăng đánh lái nặng hoặc phát ra tiếng kêu bất thường mỗi khi đánh lái thì khả năng cao là do xe thiếu dầu trợ lực lái. Vậy khi nào cần thay dầu trợ lực?

Dầu trợ lực là gì?

Dầu trợ lực lái là một loại chất phụ trợ đặc biệt, giúp loại bỏ cặn dầu.

Loại nhớt này sẽ giúp bôi trơn máy của hệ thống chuyển động, đặc biệt là tay lái, kéo dài tuổi thọ của linh kiện.

Dầu trợ lực lái giúp tài xế xử lý vô lăng một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn đánh lái sang trái, dầu trợ lực lái sẽ di chuyển sang bên đó và ngược lại, giúp lái xe không cần dùng quá nhiều sức mà vận hành xe vẫn chính xác.

Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?

Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất ô tô, thời gian thay dầu trợ lực lái định kỳ là sau mỗi 60.000 – 80.000 km. Trong điều kiện vận hành bình thường dầu trợ lực lái thường ít khi hao hụt nhanh. Tuy nhiên nếu thấy xe có các dấu hiệu sau thì cần kiểm tra dầu trợ lực lái:

Hệ thống lái phát ra tiếng ồn lạ: Khi xe thiếu dầu thường hệ thống lái sẽ phát ra tiếng ồn lạ, nhất là khi xe di chuyển chậm.

Vô lăng nặng, khó xoay: Do hệ thống trợ lực lái đang bị trục trặc nên sẽ gặp hiện tượng vô lăng bị nặng, khó xoay.

Trả lái chậm: Khi thiếu dầu trợ lực lái, áp suất dầu giảm, thước lái sẽ dịch chuyển chậm hơn bình thường khiến vô lăng bị trả lái chậm.

Vô lăng bất chợt giật hay rung nhẹ: Đôi khi vô lăng sẽ bất chợt rung hay bị giật nhẹ, thường gặp khi xe di chuyển chậm.

Rò rỉ dầu trợ lực lái: Nếu thấy dưới gầm xe xuất hiện vết dấu có thể là do xe bị rò rỉ dầu trợ lực lái. Đây là nguyên nhân xe bị hao dầu trợ lực lái.

Cách kiểm tra dầu trợ lực lái

Xác định vị trí bình dầu trợ lực lái

Để kiểm tra dầu trợ lực tay lái, trước tiên cần xác định vị trí bình dầu trợ lực lái ở đâu. Thông thường, dầu trợ lực tay lái được đựng ở trong một chiếc bình chứa có xy lanh, đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực. Chất liệu bình bằng nhựa hoặc kim loại. Nếu tìm được bình dầu trợ lực lái thì có thể xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

Kiểm tra lượng dầu trong bình

Nếu xylanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong mờ thì có thể dễ dàng quan sát mức dầu còn lại bên trong bình. Nhưng nếu xy lanh bình chứa lại làm bằng kim loại hoặc nhựa đục thì có thể sử dụng que để thăm dầu. Đa phần trên nắp bình dầu trợ lực lái nhà sản xuất đã đính kèm sẵn que thăm dầu.

Trước khi sử dụng que thăm dầu cần lau thật sạch que. Sau đó cắm que vào bình rồi lấy ra quan sát. Trên que thăm dầu hoặc trên bình chứa dầu thường có các vạch đánh dấu mức tối đa và tối thiểu. Nếu mức dầu ở gần mức tối thiểu hoặc dưới mức tối thiểu nghĩa là xe đang bị thiếu dầu trợ lực lái.

Kiểm tra chất lượng dầu còn lại

Bên cạnh kiểm tra lượng dầu cũng nên kiểm tra cả chất lượng dầu trợ lực lái. Nếu dầu trợ lực tay lái có màu vàng da cam hay màu hồng nhạt thì dầu vẫn còn sử dụng tiếp được. Nhưng nếu dầu có màu nâu hoặc đen thì dầu đã bị bẩn, không nên sử dụng tiếp, cần phải thay mới.

Trong một số trường hợp, dầu trợ lực lái trên que thăm dầu cũng có thể khá màu so với thực tế. Để kiểm tra chính xác chỉ cần dùng khăn giấy trắng hoặc vải trắng để lau que thăm nhớt. Màu dầu trên khăn giấy trắng hoặc vải trắng chính là màu dầu thực tế.

Bài viết liên quan

Làm thế nào để tránh đau lưng khi lái xe?

Mẹo chăm sóc bảo dưỡng động cơ máy dầu

Phương pháp cân chỉnh độ chụm bánh xe - quy trình cân chỉnh thước lái ô tô chuẩn

Ô tô để lâu không chạy có cần thay dầu không?

Dùng lốp không săm thay vì lốp săm truyền thống, tại sao không?

Toyota Land Cruiser Prado sẽ có phiên bản mới dựa trên mẫu 300 Series

10 điều thú vị về quá trình thử nghiệm chất lượng Ford Ranger


Hotline Zalo
Loading...
×