Cấu tạo của lốp ô tô
Muốn sử dụng và bảo dưỡng lốp ô tô đúng cách, trước tiên bạn cần tìm hiểu về lốp ô tô. Cấu tạo lốp ô tô, hiểu thông số kĩ thuật ghi trên lốp,… Chúng giúp bạn dễ dàng trao đổi với thợ bảo dưỡng, tránh mua phải đôi lốp không phù hợp. Lốp ô tô có cấu tạo các phần: gai lốp, hông lốp, tanh lốp, lớp bố nylon, lớp bố thép, lớp bố (vỏ) và lớp lót trong.
Gai lốp ô tô
Gai lốp ô tô được hình thành từ nhiều loại rãnh và có hình dạng gai lốp khác nhau. Mật độ các gai lốp càng dày, độ bám mặt đường càng tốt. Trên mỗi chiếc lốp ô tô đều được các nhà sản xuất đánh dấu các điểm mòn lốp. Giúp lái xe và thợ dễ nhận biết khi nào nên thay vỏ lốp tô mới.
Hông lốp ô tô
Hông lốp ô tô là nơi ghi thông số kĩ thuật của lốp. Hông lốp có vai trò bảo vệ lốp khỏi tác động va đập của các vật thể trong khi di chuyển.
Tanh lốp
Tanh lốp là chi tiết khá nhỏ nhưng rất quan trọng. Tanh lốp cứng, giúp định hình lốp để vào vành xe được chắc chắn và an toàn.
Lớp bố nilon
Lớp bố nilon ô tô là lớp bảo vệ lớp đệm cao su, giúp chống thấm và chống mòn lốp xe.
Lớp bố thép
Lớp bố thép dược chế tạo từ thép dạng sợi mảnh, dệt bên trong cao su. Lớp bố thép ô tô có vai trò tạo nên sức bền cho lốp xe.
Lớp bố (vỏ)
Lớp vỏ bố là phần hỗ trợ, tạo độ ổn định cho lốp xe. Nó còn giúp hạn chế lượng nhiên liệu tiêu hao và giúp lốp có đủ độ uốn cong cần thiết.
Lớp lót trong
Lớp lót trong được cấu tạo bằng cao su, không thấm nước. Khi bơm lốp, sức nén bên trong lốp rất lớn, giúp lốp có đủ sức nâng chiếc xe. Lớp này rất bền và có tác dụng ngăn ngừa sự khuếch tán của không khí và độ ẩm.
Bí kíp sử dụng và bảo dưỡng lốp ô tô
Trong quá trình sử dụng, mọi lái xe đều gặp phải những sự cố với lốp ô tô. Không chỉ bị ăn mòn, lốp ô tô dễ bị non, thủng hay mất cân bằng. Hiểu được cách sử dụng và thường xuyên bảo dưỡng sẽ giúp lốp ô tô luôn bền lâu.
Giữ áp suất lốp ổn định
Sau một thời gian sử dụng, áp suất lốp xe luôn bị giảm. Đặc biệt, lốp xe có thể mất áp suất đột ngột nếu đi vào ổ gà hoặc lề đường. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe (ATMA), áp suất lốp ô tô được khuyến nghị nằm trong khoảng từ 30 psi (~ 2,1 kg/cm2) đến 35 psi (~ 2,5 kg/cm2). Để giữ áp suất lốp ô tô ổn định, bạn nên kiểm tra định kỳ một tháng/lần. Trường hợp đi xa hoặc đến nơi đường xá khó khăn, bạn nên kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Cánh lái xe mách nhau một mẹo kiểm tra áp suất lốp đơn giản. Thay vì cất công ra gara, bạn nên trang bị thêm bơm điện mini để tự bơm tại nhà. Ngoài ra, cảm biến áp suất lốp là phụ kiện cần có trên mỗi chiếc xe hiện nay. Các hãng đi đầu như icar.vn phát triển sản phẩm này, cho phép theo dõi ngay trên điện thoại. Ngay cả khi bạn tắt máy, phần mềm vẫn gửi thông báo, giúp giữ áp suất lốp ổn định.