Bài viết từ chuyên gia

4 thói quen xấu khi sử dụng điều hòa, thói quen cuối sẽ khiến nhiều người giật mình

Bạn có đang sử dụng điều hòa ô tô đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 thói quen xấu khi dùng điều hòa ô tô bạn cần tránh nếu không muốn rước họa vào thân.

Điều hòa đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của một chiếc ô tô. Trong thời tiết oi bức của mùa hè Việt Nam, lái ô tô không có điều hòa đúng là một cơn ác mộng.

Có thể bạn đã biết những kiến thức chuyên ngành cao siêu về sử dụng điều hòa, nhưng đã vô tình quên mất những điều cơ bản nhất: cần loại bỏ các thói quen xấu khi sử dụng điều hòa.
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 4 thói quen xấu khi sử dụng điều hòa. Mặc dù đây không phải là hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng điều hòa đầy đủ, nhưng chúng tôi tin rằng những gợi ý này sẽ rất hữu dụng cho các lái xe.

Sử dụng điều hòa không thường xuyên

Nhiều người nghĩ rằng cho điều hòa ô tô “nghỉ ngơi” một vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của điều hòa. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Khi điều hòa ô tô bị tắt trong thời gian quá dài, nấm mốc trong các ống dẫn của điều hòa sẽ có cơ hội phát triển.

Vì vậy, nếu một thời gian dài không sử dụng, hãy bật điều hòa ở chế độ nóng để khử khuẩn, nấm mốc  ít nhất 10 phút mỗi tuần, sau đó chuyển sang chế độ lạnh với khoảng thời gian tương tự để tránh những hỏng hóc không đáng có nhé.

Lười kiểm tra hệ thống điều hòa

Nếu như bạn muốn điều hòa ô tô hoạt động bình thường, một điều bắt buộc cần làm là thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa sau 3-4 tháng sử dụng. Bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên, kiểm tra bộ lọc và thay thế nếu cần thiết.

Bật điều hòa trong khi tắt máy

Bật điều hòa kể cả khi ô tô tắt máy sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể từ ắc quy, nếu chạy lâu sẽ làm hết điện ắc quy để có thể khởi động xe. Ngoài ra, khi nổ máy, thói quen này còn tiêu hao một lượng nhiên liệu đáng kể.Thay vào đó, trước khi tắt máy, bạn nên tắt điều hòa trước vài phút để làm giảm bớt tiêu hao nhiên liệu cũng như điện ắc quy. Việc này cũng giúp nhiệt độ trong xe gần với nhiệt độ ngoài trời, tránh gây ra sốc nhiệt. Sau khi tắt động cơ, lái xe cũng nên mở quạt gió để làm khô cửa gió, tránh tụ ẩm dễ sinh ra nấm mốc, gây mùi khó chịu trong ô tô.

Bật điều hòa ngay sau khi lên xe

Trong một ngày nắng nóng vào mùa hè, không ít các tài xế có thói quen bật điều hòa ngay lập tức sau khi lên xe mà không biết rằng hành động này tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Các bộ phận bằng nhựa trên xe ô tô có chứa một lượng lớn chất benzene. Khi các bộ phận này nóng lên, ví dụ khi chiếc xe được đỗ dưới trời nắng nóng quá lâu, chúng sẽ thải ra chất benzene vào không khí ở trong xe. Các chất độc này có thể tích tụ lại bên trong cabin, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Benzene là một chất độc kiểu lâu dần thấm lâu, sau nhiều ngày có thể gây ung thư, thiếu máu, bệnh bạch cầu và thậm chí có thể làm cho phụ nữ có bầu bị sẩy thai. Đặc biệt, chất độc này rất khó đào thải ra khỏi cơ thể.Theo những lái xe có kinh nghiệm, sau khi bước vào xe, chúng ta nên mở tất cả các cửa sổ, rồi bật quạt thông gió một vài phút, và sau đó mới đóng cửa sổ và bật điều hòa. Điều này sẽ giúp đào thải khí độc ra bên ngoài và đưa không khí trong lành từ bên ngoài vào trong xe.

Trên đây là 4 thói quen xấu khi dùng điều hòa ô tô mà bạn cần tránh. Một số thói quen ảnh hưởng đến điều hòa và xe ô tô, cũng có những thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và những hành khách trên xe. Hãy bỏ những thói quen này càng sớm càng tốt để mỗi chuyến đi sẽ đều là trải nghiệm vui vẻ và an toàn nhé.

Bài viết liên quan

Cách vệ sinh đèn pha ô tô sạch ngay tại nhà trong mùa dịch

BƠM LỐP XE HƠI DÀNH CHO NGƯỜI MỚI LÁI XE.

10 điều thú vị về quá trình thử nghiệm chất lượng Ford Ranger

Điểm mới trong cấu trúc bài thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô từ năm 2021

ƯU NHƯỢC ĐIỂM LỐP CHỐNG XỊT (RUNFLAT): LIỆU BẠN CÓ NÊN TRANG BỊ CHO XẾ CƯNG KHÔNG?

Thủ tục mua bán xe ô tô cũ gồm những gì?

Những mẹo đơn giản xử lý vết móp, lõm trên xe tại nhà mùa dịch

Những vật dụng cần có trên xe ô tô trong mùa COVID-19


Hotline Zalo
Loading...
×