Tin tức & sự kiện

Quy tắc sống còn khi dừng xe trên cao tốc ở Việt Nam

Khi các phương tiện gặp sự cố và phải dừng khẩn cấp trên đường, cần có các dụng cụ để cảnh báo cho xe khác biết như đèn khẩn cấp, áo phản quang, cọc tiêu..

Trên cao tốc, các phương tiện chạy rất phanh và khoảng thời gian để nhận biết, xử lý tình huống chậm đi nhiều so với khi chạy phố. Do vậy, khi các phương tiện gặp sự cố và phải dừng khẩn cấp trên đường, cần có những biện pháp đảm bảo tài xế khác nhận biết được xe có vấn đề để chủ động giảm tốc, chuyển làn cho phù hợp.

Đỗ ra khỏi làn xe chạy một cách từ từ

Khi xác định được xe đã gặp sự cố không thể di chuyển tiếp, cần lập tức tấp xe vào làn dừng khẩn cấp (khoanh đỏ). Tuy nhiên lúc này hãy cố gắng đưa xe nằm trọn vẹn trong làn dừng khẩn cấp, không lấn ra làn xe chạy. Nếu xe hết xăng giữa đường hay vì một lý do nào đó động cơ không thể khởi động, phải cố đẩy xe vào lề đường. Khi một phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy sẽ rất khó cho các phương tiện khác điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn.

Thận trọng khi bước xuống xe

Người ngồi ở phía cửa hướng ra làn cao tốc cần chú ý khi bước xuống xe và cẩn thận quan sát các xe chạy cùng hướng.

Bật đèn khẩn cấp

Đây là quy định bắt buộc trong Luật giao thông, khi dừng khẩn cấp trên cao tốc, xe phải có đèn cảnh báo cho các phương tiện khác. Việc nháy đều hai đèn xi-nhan sẽ giúp tài xế khác nhận biết nhanh nhất xe của bạn đang gặp vấn đề. Nhiều người chỉ bật xi-nhan bên phải như dừng bình thường trên phố, như vậy là sai lầm. Bất cứ khi nào phải đỗ xe trên lề đường, dù là đường quốc lộ hay cao tốc, cũng nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm.

Hạn chế người trên xe

Nếu xe gặp sự cố có thể khắc phục tại chỗ như thay lốp, những người có kỹ năng xuống xe xem xét, những người còn lại cũng không nên ngồi lại. Cách tốt nhất là họ bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt, như vậy khả năng an toàn sẽ cao hơn.

Dùng vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Nếu xe không được trang bị sẵn một số vật dụng cảnh báo nguy hiểm như tam giác phản quang thì hãy tự trang bị thêm những vật dụng sau: tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Những người thường xuyên đi đêm đường dài có thể tự chuẩn bị cả loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột.

Sau khi bật đèn cảnh báo trên xe, tài xế mặc bộ đồ phản quang, ngay cả ban ngày cũng nên mặc áo này để tăng khả năng nhận biết. Tùy thuộc tốc độ lưu thông trên đường, tài xế đặt tam giác phản quang cách xe từ vài chục tới 100 - 150 m. Dọc đường từ tam giác phản quang tới xe xếp cọc tiêu hình nón cách đều nhau, tạo thành một barrier di động, ngăn xe khác lao vào vùng có xe gặp vấn đề.

Nếu trời tối, đặt thêm loại đèn nháy ở nơi có tam giác phản quang và cả nơi đỗ xe khẩn cấp...

Không cố sửa xe bằng mọi cách

Sau khi thử kiểm tra tình trạng, nếu thấy không thể sửa chữa thì không nên cố gắng. Thời gian ngồi trên lòng đường cao tốc càng lâu, rủi ro càng tăng, nhất là trong đêm tối, tầm nhìn giảm. Cách tốt nhất là tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi cứu hộ.

Đứng ở lan can đường

Nếu thời tiết tốt, hành khách trong xe nên đứng ở lan can đường. Trường hợp bắt buộc phải ngồi trong xe thì phải thắt dây an toàn.

Gọi điện cho đường dây nóng

Ngay lập tức gọi điện cho đường dây cứu hộ xe hơi khẩn cấp. Trên cao tốc thường có nhiều đoạn thiếu sáng, lúc này nên hạn chế tự sửa xe mà nên đợi cứu hộ tới.

Bài viết liên quan

Toyota Venza 2021 có thêm bản GR, ngoại thất thể thao hơn

Xe ô tô khó nổ máy nguyên nhân do đâu?

Cơ quan nào thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô?

Vì sao nhất định phải căn chỉnh độ chụm bánh xe ô tô?

Nguyên nhân xe ô tô nhao lái và cách xử lý hiệu quả

Thay dầu hộp số ô tô tự động cần lưu ý điều gì?

RÀ PHANH NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH, AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ?

Động cơ ô tô báo quá nhiệt do đâu?

Thay dầu hộp số ô tô tự động cần lưu ý điều gì?


Hotline Zalo
Loading...
×