Bài viết từ chuyên gia

Quan tâm những chi tiết và những điều sau sẽ giúp xe ô tô của bạn có cảm giác lái tốt nhất.

Cửa sổ trời là trang bị hấp dẫn đối với nhiều khách hàng Việt và thường bị quên không bảo dưỡng đúng cách.

Sau thời gian, chiếc xe sẽ cho cảm giác lái có phần không còn mượt như thời điểm bản đầu, tuy nhiên nếu để ý một vài vấn đề sau có thể cải thiện lại vấn đề này. Thực chất cảm giác lái là một khái niệm định nghĩa vô hình và mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên nếu sử dụng xe thường xuyên sau một thời gian sẽ thấy chiếc xe không còn cảm giác lái mượt mà như thời điểm ban đầu bởi nhiều yếu tố.

Trong đó những sự thay đổi về cảm giác lái có thể nhận biết như sự bám đường, độ rơ vô lăng, hướng xe di chuyển, sự phản hồi của phanh,… đều không còn ngon như ban đầu. Và để lấy lại cảm giác này thì chủ xe có thể thực hiện các công đoạn sau.

Cân chỉnh thước lái

Theo đó đây là công đoạn mà các chủ xe nên thực hiện định kỳ từ 10 đến 20.000km tùy theo điều kiện vận hành. Bởi dù có căn chỉnh như thế nào đi nữa thì theo thời gian, thước lái có thể bị lệch dẫn đến hiện tượng xỉa lái.

Việc cân chỉnh thước lái gồm các hạng mục như chỉnh lại cụm thước lái, cân mâm bấm chì. Việc này không thể tự làm tại nhà, mà thay vào đó nên vào các trung tâm dịch vụ hay xưởng lốp xe, nơi đây có các máy móc chuyên dụng để điều chỉnh lại góc đặt, độ chụm bánh xe, cân lại mâm đưa về đúng thông số khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đây cũng là hạng mục nhanh nhất để lấy lại cảm giác lái ban đầu cho chiếc xe, thời gian thực hiện dao động từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ và chi phí khoảng vài trăm ngàn đến dưới một triệu đồng. Ngoài ra khi thực hiện việc này cũng giúp phát hiện thêm các hiện tượng, sự cố về lốp cũng như hệ thống treo.

Kiểm tra lốp xe

Đây là bộ phận tiếp xúc với mặt đường thế nên sẽ có những hao mòn theo thời gian. Người dùng cần phải đảm bảo các yếu tố như đúng áp suất lốp, các gai lốp mòn đều, và chiều lốp lắp đúng theo vòng xoay của bánh xe. Ngoài ra thương hiệu cũng là một yếu tố để đánh giá một bộ lốp tốt. Bởi những lốp có thương hiệu sẽ có độ bền cao hơn, độ bám tốt hơn nhất là khi bề mặt đường trơn trượt, giúp kiểm soát tay lái tốt hơn khi ra vào các khúc cua.

Thêm nữa, sau khoảng 20 đến 30.000 km thì người dùng cũng nên đảo lốp theo khuyến cáo nhà sản xuất để đảm bảo lốp mòn đều, giảm thiểu tình trạng đánh lái không chính xác. Ngoài ra khi thay lốp nên thay cả cặp theo phương ngang để có được độ mòn đồng đều nhất.

Hệ thống giảm xóc

Sau bánh xe thì đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác lái, ví dụ độ nghiêng của xe khi vào cua, độ bám của bánh xe xuống dưới mặt đường…. Nếu cảm thấy xe bồng bềnh, đánh lái nặng và khó hơn, bị trượt về một bên khi vào cua… khả năng cao phuộc xe có vấn đề.

Khi gặp những vấn đề trên, cần đưa xe đến xưởng dịch vụ để tiến hành thay thế hoặc sửa chữa hệ thống giảm xóc. Sau khi khắc phục thì chiếc xe sẽ mang lại cảm giác lái chắc chắn hơn, nếu sử dụng các hệ thống phuộc từ bên thứ 3 sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới nhưng chi phí sẽ tương đối cao so với nguyên bản.

Bảo dưỡng hệ thống phanh

Đây là yếu tố mang tính an toàn, nhưng lại có phần liên quan đến cảm giác lái. Bởi nó sẽ giúp chủ xe hiểu rõ được quảng đường phanh và lực phanh như thế nào để đưa ra các phán đoán chính xác dựa trên các tình huống khác nhau.

Và phanh là bộ phận hao mòn theo thời gian và quãng đường phanh sẽ tăng dần theo thời gian sử dụng xe nếu không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên. Theo khuyến nghị má phanh cần được thay thế mỗi 40.000 km, tùy vào loại xe và chất liệu má phanh và đĩa phanh nên được thay thế mỗi 80.000 - 100.000 km.

Bài viết liên quan

Vì sao tay nắm trần ô tô dần biến mất?

Những điều cần biết khi mang ô tô đi bảo hành

Mùa hè nắng nóng, ô tô quá nhiệt phải xử lý ra sao?

Va quệt trúng bộ phận này, xe điện ra thẳng bãi rác! VinES đã đi trước 1 bước

Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô

Xe của bạn sẽ chạy được bao xa khi báo gần hết xăng?

Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh

Dán phim PPF ô tô là gì? Ưu nhược điểm khi dán phim PPF cho xe ô tô

Các đời xe Mazda CX-8: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam


Hotline Zalo
Loading...
×