Bài viết từ chuyên gia

Những điều cần lưu ý khi bơm lốp xe ô tô

Lốp xe ô tô chính là bộ phận quan trọng giúp chủ xe tiết kiệm các chi phí về tiêu hao nhiên liệu cũng như đảm bảo cho tài xế và hành khách được an toàn trên mọi cung đường. Vậy, chúng ta nên chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô như thế nào là đúng cách? Chẳng hạn như bơm lốp xe ô tô, cách bơm xe ô tô và những lưu ý quan trọng khi bơm xe hơi.

Tại sao nên bơm lốp ô tô?

Trong tất cả các bộ phận trên xe ô tô, lốp xe là nơi duy nhất gắn kết giữa xe với mặt đường. Nếu bơm lốp xe ô tô quá căng hoặc quá non cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của xe, đôi khi trở thành nguyên nhân chủ yếu cho những vụ tai nạn bất ngờ trên đường. 

Một số chủ xe quan niệm rằng, bơm lốp ô tô càng căng thì sẽ càng tốt cho việc di chuyển. Nhưng trên thực tế, điều này làm giảm lực ma sát của lốp xe lên mặt đường. Trong trường hợp thắng gấp, xe rất dễ bị trượt đi, gây nguy hiểm cho tài xế và người trên đường. Bên cạnh đó, lốp xe căng còn kéo theo nhiều tác hại xấu như không tạo được cảm giác lái tốt, bánh xe dễ bị mòn, giảm tuổi thọ nhanh chóng hoặc có khả năng bị nổ lốp khi đi dưới trời nắng nóng.

Ngược lại, nếu bánh xe quá non thì lại càng không an toàn dành cho tài xế và hành khách. Bởi vì bánh xe sẽ tạo ra lực ma sát lớn với mặt đường, gây biến dạng bề mặt lốp, có thể bị méo, phình hoặc lõm vào trong hoặc mòn không đều dẫn đến giảm tuổi thọ sử dụng. Đồng thời, lốp xe non còn là nguyên nhân của sự hao tốn nhiên liệu khi vận hành của xe ô tô.

Ngoài ra, đôi khi phanh gấp, tăng hoặc hãm tốc đột ngột và vào cua góc hẹp cũng làm giảm tuổi thọ của lốp xe nhanh chóng, gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường. Vì thế, chủ xe nên chú trọng việc chăm sóc bảo dưỡng lốp xe định kỳ để việc vận hành trở nên thuận lợi và êm ái hơn.

Cách bơm xe ô tô đúng cách

Nếu chủ xe có sử dụng bơm ô tô mini hoặc phụ kiện bơm chuyên dụng khác tại nhà thì có thể thực hiện các bước bơm xe ô tô đúng cách và đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đặt phụ kiện bơm xe ô tô ở vị trí cố định và thông thoáng. Người bơm xe cần đứng thẳng hàng với mặt lốp với khoảng cách là 3m để tránh bị rủi ro khi bơm xe ô tô quá căng gây nổ. 
  • Bước 2: Bơm trước tới áp suất khoảng 1,5kgf/ cm2 và kiểm tra tổng quát lốp xe. Nếu có chỗ nào bị rách, biến dạng hay nghi ngờ hư hỏng, cần tháo lốp xe và mang đến gara hoặc trung tâm bảo dưỡng để nhờ người có chuyên môn kiểm tra.
  • Bước 3: Bơm đến áp suất đề nghị của nhà sản xuất được ghi trên lốp xe. Có thể dùng máy bơm ô tô mini có đồng hồ để bảo vệ lốp và duy trì được áp suất trong lốp.

Kinh nghiệm bơm ô tô và những lưu ý quan trọng

Kiểm tra áp suất lốp định kỳ hoặc sau mỗi chuyến đi dài

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo chủ xe nên đưa xe đi kiểm tra áp suất lốp định kỳ 14 ngày/lần/4 bánh và cả bánh dự phòng hoặc sau mỗi chuyến đi dài.

Nên kiểm tra khi lốp đã nguội hẳn để có con số kiểm tra áp suất chính xác nhất. Bởi vì khi lốp nóng, không khí trong lốp sẽ nở ra cho kết quả kiểm tra không chính xác. Thông thường, nếu thời tiết thay đổi nóng/lạnh thì áp suất lốp sẽ tăng/giảm từ 1-2 psi cho mỗi 5-6 độ C. Và đặc biệt, không được xì hơi lốp xe ô tô khi lốp vẫn còn nóng.

Sử dụng dụng cụ đo áp suất và bơm xe ô tô đúng chuẩn

Hầu hết các tài xế xe hiện nay chỉ dùng cảm giác để nhận biết bánh xe non hay căng mà quên mất việc đó áp suất lốp xe rất quan trọng. Bởi vì khi dùng tay để cảm nhận là lúc ấy lốp xe đã quá mềm hoặc quá cứng. Điều này đã dẫn đến nhiều tình huống mất an toàn khi lưu thông trên đường. Vì thế, các chủ xe cần trang bị thêm máy đo áp suất có đồng hồ và bơm xe hơi đúng chuẩn.

Không nên bơm xe ô tô quá căng hoặc quá non

Việc bơm xe hơi quá căng hoặc quá non sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ma sát của bánh xe lên mặt đường, gây nguy hiểm trong mọi trường hợp khi di chuyển trên đường.

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chủ xe cho biết:

  • Vào mùa đông khi áp suất lốp xe ô tô giảm xuống khoảng 2 psi, trong trường hợp: 
  • Nếu bạn bơm xe trong gara hay ở nơi có nhiệt độ cao hơn bên ngoài khoảng từ 10 độ C, nên bơm cao hơn mức áp suất lốp mà nhà sản xuất đưa ra.
  • Nếu bạn ở ngoài trời, bạn chỉ cần bơm đúng áp suất chuẩn là 32 psi.
  • Ngược lại với trời mùa hè, khoảng nhiệt độ từ 30 – 40 độ C, áp suất sẽ tăng khoảng 4 psi, trong trường hợp:
  • Xe của bạn thường xuyên để ở nơi có nhiệt độ thấp hơn bên ngoài thì bạn cũng nên giảm áp suất bơm xuống khoảng 3 – 4 psi so với tiêu chuẩn 40 psi.
  • Nếu môi trường áp suất lốp ở bằng nhiệt độ bên ngoài thì nên theo quy chuẩn của nhà sản xuất

Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật trên lốp xe ô tô

Thông thường, trên mỗi lốp xe ô tô đều được ghi lại những thông số kỹ thuật quan trọng để chủ xe dễ nhận biết và có cách chăm sóc bảo dưỡng lốp xe phù hợp.

Cụ thể như lốp xe trong hình ở trên có ký hiệu là P185/75R14 82S

STT

Ký hiệu

Ý nghĩa các ký hiệu kỹ thuật lốp xe ô tô

1

P

Loại xe: Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. 

P “Passenger”: lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. 

Ngoài ra còn có một số loại khác như: 

LT “Light Truck”: xe tải nhẹ, xe bán tải; 

T “Temporary”: lốp thay thế tạm thời.

2

185

Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia (mm).

3

75

Tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp: được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp (185)

4

R

Cấu trúc của lốp: Các lốp thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, lốp xe còn có các chữ khác như B, D, hoặc E nhưng hiện nay rất hiếm trên thị trường

5

14

Ðường kính la-zăng: Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 14 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 14 inch.

6

82S

Tải trọng và tốc độ giới hạn: Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe.

 

Dựa trên những thông số kỹ thuật của lốp xe ô tô, chủ xe sẽ biết được mẫu lốp nào phù hợp với lazang xe của mình, có phù hợp với mục đích sử dụng xe cá nhân hoặc tổ chức hay không… Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp cũng như biết cách bơm xe hơi đúng cách hơn.

Hiện nay trên thị trường cung cấp đa dạng các dòng phụ kiện bơm ô tô mini, giúp các chủ xe thuận tiện hơn trong việc chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe tại nhà. Chẳng hạn như:

  • Michelin 12262; 12264; 12266 
  • Coido 6312D; MBC6222; MBC6218; MBC6216
  • Lifepro L637 AC; L636-AC; 
  • Slime (hàng cũng Mỹ)
  • Projecta Cyclone và Typhoon
  • Air Compressor

Vì thế, việc kiểm tra định kỳ và bơm xe ô tô không còn quá khó khăn với các tài xế. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về kinh nghiệm bảo dưỡng và bơm xe ô tô đúng quy chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. Carmudi.vn nhận thấy chung một điều chính là, chủ xe chỉ cần nhớ giữ đủ áp suất cho lốp ô tô thì mọi sự vận hành sẽ trơn tru và hạn chế được nhiều rủi ro trên đường hơn.

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHỌN MUA BƠM LỐP Ô TÔ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM MUA BƠM DỰ PHÒNG CHO XE OTO

Khi bơm lốp xe ô tô cần lưu ý điều gì?

Trải nghiệm máy bơm lốp xe ô tô Michellin Mini 4399ML: cứ ngỡ kích thước phải "cồng kềnh" lắm, hóa ra chỉ bé xíu thế này

Lốp ôtô tự bơm khi thiếu hơi

Có nên bơm lốp ô tô bằng khí nitơ để không bị non hơi vào mùa đông?

BƠM LỐP Ô TÔ CHUẨN ÁP SUẤT BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Bơm lốp xe ô tô bao nhiêu là đủ?

Bơm khí nitơ hạn chế nổ lốp xe khi lưu thông


Hotline Zalo
Loading...
×