Bài viết từ chuyên gia

Những “bí kíp” chống buồn ngủ rất hiệu quả khi lái xe

Buồn ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe ô tô sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Chính vì thế, các bác tài luôn tìm hiểu những mẹo hay chống cơn buồn ngủ ''ghé thăm''.

Dưới đây là những cách có thể giúp các tài xế phá tan cơn buồn ngủ, giúp tài xế lái xe an toàn và xử lý tình huống một cách tốt nhất.

Ngủ đủ giấc trước khi cầm lái

Với lái xe đường dài, giấc ngủ cực kỳ quan trọng giúp bạn lái xe an toàn. Theo các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên ngủ đủ giấc hoặc ít nhất là 6 tiếng để giữ được sự tỉnh táo khi cầm lái.

Thêm vào đó, tài xế cũng không nên lái xe ôtô đường dài liên tục trong nhiều ngày bởi sẽ dẫn đến kiệt sức, không đảm bảo sức khỏe.

Không lái xe liên tục suốt 4 tiếng

Nếu lái xe suốt 4 tiếng, khả năng tập trung của tài xế sẽ giảm sút do bộ não phải làm việc quá tải và hao tốn nhiều năng lượng. Do đó, khi lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải, hầu hết các lái xe đều cần người lái thay phiên.

Vì vậy, nếu hành trình của bạn dài hơn 4 tiếng hãy có quãng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và lấy lại sức thay vì chạy xe liên tục.

Chợp mắt vài phút khi cảm thấy quá buồn ngủ

Trong trường hợp tài xế quá buồn ngủ và không thực sự tỉnh táo để kiểm soát tay lái cũng không nên cố lái xe. Điều này dễ dẫn tới tình huống tài xế ngủ gật, buông tay lái, chệch làn đường và gây tai nạn đáng tiếc.

Vì vậy, tài xế có thể dừng lại bên đường, chợp mắt khoảng 15-20 phút trước khi tiếp tục hành trình.

Hạ cửa kính xe để gió lưu thông

Trên thực tế, lái xe trên một quãng đường dài dễ khiến tài xế nhàm chán và buồn ngủ. Những lúc như vậy, tài xế có thể hạ một phần cửa sổ xuống để không khí lưu thông trong xe, tăng sự tỉnh táo và tập trung.

Tuy nhiên, nên hạ 1/3 cửa kính để tránh các tác động xấu của ngoại cảnh và tuyệt đối không được để tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể ra ngoài cửa kính khi đang lái xe.

Mang theo kẹo cao su yêu thích

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẹo cao su có thể khiến tài xế tỉnh táo hơn bởi hương bị mát lạnh, thông thoáng đầu óc. Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, cơ miệng hoạt động liên tục cũng giúp người nhai không bị nhàm chán, không dễ lịm theo cơn buồn ngủ.

Mặc dù không hẳn là một phương pháp triệt tiêu hẳn cơn buồn ngủ nhưng nhai kẹo cao su cũng góp một phần nhỏ giúp tài xế tỉnh táo trong trường hợp không thể dừng hành trình ngay lập tức.

Bài viết liên quan

7 BỘ PHẬN TRÊN Ô TÔ DÙ KHÔNG ĐỤNG ĐẾN CŨNG SẼ

9 MẸO ĐƠN GIẢN KÉO DÀI TUỔI THỌ CHO "XẾ CƯNG"

Cho mượn xe bị "phạt nguội", chủ xe có phải chịu trách nhiệm?

Khi nào nên thay mới cảm biến trên ô tô?

TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP KHI LÁI XE ĐƯỜNG TRƯỜNG VÀ HƯỚNG DẪN VÁ LỐP KHÔNG SĂM CHO NGƯỜI MỚI

Lọc xăng ô tô bao lâu phải thay khi bảo dưỡng định kỳ?

Dùng lốp không săm thay vì lốp săm truyền thống, tại sao không?


Hotline Zalo
Loading...
×