Giảm xóc, hay còn được gọi là phuộc nhún, có vai trò giúp giảm xóc khi xe di chuyển. Trang bị này còn giúp lái xe có thể kiểm soát phương tiện tốt hơn nhờ khả năng giữ lốp xe ít bị tròng trành trên những cung đường gập ghềnh.
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc với mặt đường trực tiếp. Nếu các rãnh mòn trên lốp xe không đều, điều này chứng tỏ độ bám đường không tốt và bộ phận giảm xóc là nguyên do cho tình trạng này. Để xe vận hành trơn tru, tài xế nên kiểm tra lốp và chú ý xem có cần thay bộ giảm xóc hay không.
XE RUNG LẮC MẠNH
Bộ giảm xóc có vai trò giúp xe giảm rung lắc trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, nếu xe bị xóc và có biểu hiện rung lắc mạnh (thậm chí ngay cả trên đường bằng phẳng), bạn nên kiểm tra bộ giảm xóc ngay và thay thế nếu cần.
BÀN ĐẠP CHÂN GA PHẢN ỨNG CHẬM
Khi bàn đạp chân ga có dấu hiệu phản ứng chậm, cũng là lúc bộ phận giảm xóc hoạt động không hiệu quả. Cụ thể, nếu bộ giảm xóc kém, sẽ khiến khoảng cách dừng tăng lên 20%.
XE TRƯỢT VÀ LỆCH HƯỚNG TRÊN ĐƯỜNG
Hiện tượng xe bị trượt hay lệch hướng trên đường cũng có thể do bộ phận giảm xóc không chất lượng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do thước lái trục trặc hoặc bề mặt lốp mòn không đều nhau.
ĐẦU XE NHÚN MẠNH NẾU PHANH GẤP
Khi bộ giảm xóc bị hư hỏng hoặc quá yếu, đầu xe sẽ xảy ra hiện tượng nhún mạnh khi phanh gấp. Nếu vẫn cố sử dụng bộ giảm xóc cũ, tài xế sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát và tầm nhìn bị hạn chế.
TIẾNG ỒN BẤT THƯỜNG
Tiếng ồn bất thường phát ra cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo giảm xóc ô tô không đạt chất lượng. Do vậy, nếu phát hiện xe bị rung lắc và phát ra âm thanh bất thường, hãy kiểm tra kỹ bộ phận giảm xóc ô tô và thay thế nếu cần.