Bài viết từ chuyên gia

Cách khắc phục tiếng ồn trong khoang lái ô tô hiệu quả

Nhiều dòng xe phổ thông giá rẻ có vỏ mỏng nên thường bị ồn, gây khó chịu cho người bên trong khoang lái. Dưới đây là cách khắc phục tiếng ồn ở khoang lái được nhiều người áp dụng.

Ngày này, các dòng xe ô tô giá dưới 300 triệu đồng có rất nhiều lựa chọn, phù hợp cho cả phục vụ gia đình và chạy dịch vụ. Chính bởi điều này khiến nhiều dòng xe đô thị giá rẻ tại Việt Nam thường có khả năng cách âm kém do vỏ mỏng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và tối ưu giá thành. Vì vậy, chúng sẽ không thể có khả năng cách âm tốt như trên các dòng xe hạng sang.

Khi di chuyển trong phố, những tiếng ồn trong khoang lái có thể chấp nhận được, nhưng khi đi trên đường cao tốc, hoặc di chuyển ở tốc độ cao thì âm thanh từ lốp, tiếng gió, tiếng động cơ sẽ khiến cho người ngồi bên trong cảm thấy khó chịu.

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, để xử lý tiếng ồn từ vào trong khoang lái, tài xế có thể áp dụng 2 biện pháp sau. 
Dán cách âm
Bởi vấn đề cách âm là vấn đề chung trên nhiều dòng xe giá rẻ nên nhiều người thường bỏ qua. Nhưng ô tô vẫn là một tài sản có giá trị, đặc biệt với những người mua xe ô tô để hưởng thụ vì sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm lái. 

Khi đi xe ô tô có tiếng ồn lớn trước hết sẽ gây cảm giác ù tai, khó chịu. Di chuyển đường dài có thể khiến người lái và hành khách ngồi bên trong cảm thấy mệt mỏi, gây căng thẳng, mất tập trung. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng say tàu xe. 

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều phương pháp cách âm-tiêu âm được quảng cáo, nhưng nhiều trong số chúng thực sự là chiêu trò marketing hơn là mang lại giá trị thật cho người dùng.

Các phương pháp dùng thảm lót sàn 6D cách âm, bọc trần ô tô, dùng gioăng cao su chống ồn, phủ gầm ô tô... Nhưng theo các chuyên gia đánh giá, các phương pháp này không hiệu quả, cách chống ồn tốt nhất là sử dụng vật liệu cách âm - tiêu âm chuyên dụng dành cho ô tô.

Với phương pháp này, xưởng dịch vụ sẽ sử dụng vật liệu cách âm - tiêu âm chuyên dụng dán cố định lên các khu vực dễ bị nhiễm âm trên vỏ xe như: trần xe, cánh cửa xe, tappi cửa, sàn xe, hốc bánh xe, nắp capo…Tùy vào các vị trí trên xe mà sử dụng một hay nhiều các miếng tiêu câm cho phù hợp. 

Người dùng nên chú ý vật liệu cách âm và tiêu âm có chức năng hoàn toàn khác nhau. Vật liệu cách âm giúp giảm cường độ âm thanh từ ngoài vào trong xe cũng như từ trong xe ra ngoài. Vật liệu tiêu âm ô tô là loại vật liệu có khả năng giảm thiểu tiếng vọng vào bên trong xe. 

Tài xế cũng cần chú ý không phải cửa hàng nào cũng có chuyên môn cao để dán cách âm chuẩn cho "xế cưng". Thi công sai sẽ khiến cho người ngồi bên trong cảm thấy khó chịu hơn, các vị trí dán về lâu dài còn gây ra hiện tượng rỉ sét. 

Khi đi dán, chủ xe cũng cần tìm hiểu các loại cách âm (Dr Artex, Wurth, 3M...) và lựa chọn cửa hàng uy tín, có kinh nghiệm trong việc thi công cách âm. Bên cạnh đó không quên hỏi nhân viên về loại cách âm, số lớp được dán, chế độ bảo hành...

Bài viết liên quan

Vì sao không nên hạ kính cửa sổ khi xe đang chạy?

Nguyên tắc giúp hạn chế tình trạng nhầm chân ga - chân phanh khi lái ô tô

Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?

Giới thiệu 5 loại lốp xe ô tô phổ biến

Suzuki đang bán những mẫu xe nào tại Việt Nam? Giá bán xe Suzuki

Bất chấp COVID-19, doanh số Kia Seltos tăng 'vượt bão' trong tháng 8

Quy định cần biết về xe bán tải khi tham gia giao thông


Hotline Zalo
Loading...
×