Bài viết từ chuyên gia

Bị chê thiết kế đèn ngu ngốc, sếp Kia khẳng định muốn để thế cho đẹp

Những trang bị cần được người khác quan sát rõ ràng nhất trên ô tô như đèn phanh và xi nhan lại đang bị thu nhỏ để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của thương hiệu chủ quản.

Có lẽ đã tới lúc những "trang bị an toàn" cho người đi đường như đèn phanh và xi nhan được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nếu chú ý theo dõi các mẫu xe mới ra mắt thị trường, người dùng có thể nhận ra đèn xi nhan trong thời gian qua đã có xu hướng bị kéo dịch xuống thấp tại cản sau. Vị trí như vậy cùng kích thước vốn nhỏ của đèn xi nhan khiến người khác khá khó quan sát để đưa ra thao tác lái chính xác và kịp thời.

Tờ The Drive cho rằng đây là một thiết kế ngu ngốc, đồng thời đã thăm dò 2 thương hiệu sở hữu xe có xi nhan kéo lùi xuống dưới là Chevrolet và Kia (lần lượt trên Bolt và Sportage mới) để tìm hiểu và câu trả lời của hãng thật sự khiến họ bất ngờ, đó là việc thay đổi trên... chủ yếu là vì thẩm mỹ.

Luật lệ quy định khá chặt chẽ việc các hãng xe được phép đặt đèn phanh phía sau tại đâu. Lấy ví dụ, một mẫu xe muốn bán tại Mỹ phải có đèn phanh cố định, đồng nghĩa trang bị này không thể được tích hợp lên cửa hậu (do trang bị này có thể kéo lên xuống) hoặc phải có 2 đèn phanh một trên cửa hậu, một đặt cố định đâu đó.

Cả Chevy và Kia, do vậy, đều trang bị 2 đèn phanh phía sau. Trên xe Kia, đèn phanh phụ nằm cùng một cụm riêng với chóa đèn và xi nhan đặt sâu bên dưới cản sau. Theo phát ngôn viên Kia, thiết kế này được chọn để "đồng bộ hóa với thiết kế phía trước, cụ thể là vị trí đèn sương mù trên cản trước". Ngoài ra, thiết kế cụm đèn phụ này được cố tình làm nhỏ, mảnh mai để phù hợp yêu cầu thẩm mỹ.

Chevrolet cũng đưa ra thông điệp tương tự khi giám đốc thiết kế dự án Chevrolet Bolt khẳng định họ muốn "các yếu tố tại đuôi xe (như xi nhan và đèn) được làm mảnh nhất có thể".

Chung quy lại, vì kích thước cụm đèn chính bị giới hạn (để đáp ứng thẩm mỹ), các hệ thống đèn "phụ" như đèn phanh và xi nhan phải tách riêng sang chỗ khác. Vị trí được các hãng lựa chọn là dưới thấp - khu vực có thiết kế vốn không có nhiều điểm nhấn ngoài ống xả.

Trên thực tế, không phải chỉ riêng đuôi xe mà đầu nhiều mẫu xe mới cũng có thể hệ thống đèn cực mảnh, lấy ví dụ như Hyundai Kona, Mitsubishi Outlander hay Hyundai Staria. Thiết kế này buộc các hãng phải tách riêng hệ thống đèn chiếu sáng chính với các đèn khác.

Tuy vậy, chắc chắn không ít thì nhiều các thương hiệu xe lớn đã phải nhận những lời phàn nàn từ người dùng vì vị trí lẫn thiết kế xi nhan như trên khá khó quan sát từ xa. Thêm vào đó, nếu gặp địa hình đường bụi hay bùn, trang bị này có thể bị che khuất dễ dàng hơn đáng kể khiến nguy cơ gặp tai nạn gia tăng.

Kia, khi chào sân thế hệ Sportage mới nhất, đã nâng ngược đèn xi nhan lên phía cụm đèn hậu chính. Không rõ có phải hãng đã lắng nghe ý kiến khách hàng hay đơn giản vì thiết kế này bắt mắt hơn xưa, tuy nhiên thay đổi này nên được các thương hiệu khác học theo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Bài viết liên quan

Lái hơn 160km, chuyên gia chốt lại: ‘Nuôi xe điện tốn tiền hơn xe xăng’

Kinh nghiệm lái xe cho tài mới

Honda CR-V 2024 sẽ dùng động cơ mới bền gấp đôi và rẻ hơn 2/3 trước đây

Ford Everest bán hơn gấp đôi Santa Fe, một mình gần bằng cả phân khúc SUV cỡ trung tại Việt Nam gộp lại

Sedan hạng C nào có giá rẻ nhất hiện nay ?

Ưu điểm của các dòng xe Kia tại Việt Nam


Hotline Zalo
Loading...
×