Lốp Runflat hay còn gọi là lốp chống xịt, hay lốp RFT, lốp tự bảo vệ, lốp chống thủng, lốp tăng khả năng di chuyển, lốp không áp suất, ZP, EMT, SST, ROF, BSR... Bạn có thể đã nhìn thấy một trong số những thuật ngữ này mà không biết đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong vài năm trở lại đây, công nghệ run-flat được sử dụng chủ yếu cho các loại xe thể thao và dòng xe cao cấp, như một giải pháp chống lại nguy cơ tai nạn do thủng lốp gây ra.
Lốp runflat hoạt động như thế nào?
Lốp chống xịt thiết kế với hông lốp được gia cố, giúp hỗ trợ trọng lượng của xe và cho phép xe tiếp tục chạy sau khi lốp bị mất áp suất
Làm thế nào để nhận diện lốp runflat?
Người lái xe có thể biết được xe họ có lắp lốp runflat hay chưa bằng cách nhìn vào phần mã trên hông lốp. Có nhiều kiểu ký hiệu khác nhau của lốp chống xịt, tùy theo nhà sản xuất.
Lốp runflat của MICHELIN có mã 'ZP' hoặc 'EMT' trên lốp:
- ZP (Zero Pressure) nghĩa là Không áp suất
- EMT (Extended Mobility Tyre) nghĩa là Lốp tăng khả năng di chuyển
Mua lốp xe chống thủng giúp bạn lái xe yên tâm và thoải mái hơn. Trên thực tế, bạn sẽ không cần phải thay lốp xẹp bên lề đường nữa. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, bạn không thể bỏ qua việc lốp xe đã bị thủng và tiếp tục lái xe trong một khoảng thời gian dài. Bạn bắt buộc phải tới ga-ra hoặc trung tâm thay lốp gần nhất để đảm bảo an toàn cho mình và người xung quanh.
Phải làm gì trong tình trạng lốp bị mất áp suất?
Những tài xế đã lắp lốp runflat cho xe có thể tiếp tục chuyến đi của mình với khoảng cách tối đa thêm tới 80 km nữa. Hơn nữa, người lái xe có thể tiếp tục chạy xe với tốc độ lên tới 80 km/h khi sử dụng lốp chống xịt.
Những thông số này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại lốp và nhà sản xuất. Nói một cách cụ thể hơn, phạm vi lái xe của bạn sẽ tùy thuộc vào tải trọng xe, nhiệt độ ngoài trời và cung đường bạn chạy xe.